Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vàoVĩnh Phúc:

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 48 - 50)

Vĩnh Phúc là một tỉnh miền núi trung du nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Không có cảng biển, sân bay, nguồn tài nguyên khoáng sản không dồi dào, lại không phải là trung tâm kinh tế quan trọng như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM nhưng Vĩnh Phúc vẫn có sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2009, Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ 3 toàn quốc về thu hút FDI và là một trong 3 tỉnh đứng đầu các tỉnh phía Bắc về phát triển công nghiệp. Và đóng góp không nhỏ vào thành công ấy chính là một lượng vốn đáng kể của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Đây là nhà đầu tư truyền thống của tỉnh Vĩnh Phúc.

Tính đến hết tháng 2 năm 2011, Nhật Bản đầu tư vào Vĩnh Phúc 786 triệu USD với 17 dự án, chiếm 11% tổng số dự án và 35% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Các dự án đầu tư Nhật Bản tại Vĩnh Phúc đều triển khai xây dựng cơ bản nhanh và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đúng tiến độ cam kết. Phần lớn các dự án hoạt động hiệu quả với chỉ tiêu kinh tế ổn định và tăng trưởng cao dần qua các năm, đóng góp quan trọng vào thành tích phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc. Năm 2009, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản đạt xấp xỉ 25.000 tỷ dồng, chiếm 72,9% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Quý I năm 2010, con số này là trên 7.300 tỷ đồng, chiếm 85% tổng giá trị sản xuất của tỉnh; nộp ngân sách 2.236 tỷ đồng, chiếm 67% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Trong số các dự án đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nổi bật nhất là các dự án của Công ty Honda Việt Nam; Toyota Việt Nam.

Đầu tư tại Vĩnh Phúc từ năm 1997, công ty Honda Việt Nam đã nhiều lần tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Với số vốn ban đầu 104 triệu USD, sau hơn 10 năm hoạt động, vốn đăng ký của công ty đã lên đến 373 triệu USD. Năm 2009, sản lượng xe máy của Công ty đạt xấp xỉ 1,5 triệu chiếc, doanh

thu đạt gần 1,5 tỷ USD. Sang năm 2010, Honda nâng sản lượng xe máy lên trên 1,7 triệu chiếc, đạt doanh thu hơn 1,8 tỷ đồng. Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xe máy, công ty Honda Việt Nam còn xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại tỉnh. Nhà máy ô tô này được lắp đặt dây chuyền lắp rắp động cơ. Honda là công ty đầu tiên có dây chuyền lắp rắp động cơ trong nước và được chính phủ Việt Nam đánh giá cao vì đã cống hiến cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Công ty đã góp phần đáng kể vào thành tích phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc.

Toyota cũng góp phần không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ khi chính thức đầu tư vàoVĩnh Phúc (năm 1996) đến nay, tốc độ tăng trưởng tốc độ tăng trưởng của Công ty tương đối ổn định, doanh thu năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 293, 75 triệu USD; năm 2007 đạt 606, 809 triệu USD, doanh thu năm 2008 đạt 739, 055 triệu USD. Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn nghìn lao động là người Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành lân cận. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng cũng tăng thường xuyên, từ 5,7 triệu đồng năm 2007 lên hơn 7 triệu đồng năm 2008 và 2009. Ngoài ra, hàng năm, Công ty ô tô Toyota Việt Nam còn đóng góp lớn đối với nguồn thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2006, công ty nộp ngân sách Nhà nước hơn 135 triệu USD; năm 2007 nộp 239, 4 triệu USD; năm 2008 nộp xấp xỉ 271 triệu USD; năm 2009, nộp gần 300 triệu USD. Tính đến nay, công ty đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD và hơn 13 triệu USD cho các hoạt động xã hội, cộng đồng.

Hai công ty cũng có những đóng góp đáng kể và tích cực cho hoạt động xã hội. Với mục tiêu trở thành một công dân tốt, công ty không chỉ chú trọng đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ đạt tiêu chuẩn mà còn thực hiện nhiều hoạt động phong phú, đóng góp trên nhiều lĩnh vực như an toàn giao thông, môi trường, giáo

Các dự án đầu tư trực tiếp Nhật Bản đã thu hút gần 1 vạn lao động trên địa bàn Vĩnh Phúc, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận và đồng thời góp phần không nhỏ phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 48 - 50)