vào đó, UBND các tỉnh, địa phương nên chủ động tổ chức xúc tiến đầu tư sang Nhật Bản như ….đã làm gần đây. Chính những hoạt động xúc tiến như thế này sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu thông tin của doanh nghiệp Nhật Bản về thị trường và môi trường đầu tư các tỉnh phía Bắc.
Cần có những cuộc tiếp xúc trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Ở khu vực miền Bắc, có thể thấy các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh,…điển hình cho thành công trong công tác xúc tiến, là mô hình cho các địa phương khác học tập.
3.4.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản: Nhật Bản:
Một trong những chỉ tiêu để các nhà đầu tư Nhật Bản cũng như các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị trường lao động ở nước sở tại. Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi tỷ lệ lao động trẻ và giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là lợi thế trước mắt, bởi khi mà kinh tế càng ngày càng phát triển, yêu cầu của các nhà đầu tư càng lớn thì việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao mới là mấu chốt quan trọng. Vì vậy, để đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Nhật Bản cũng như các quốc gia khác thì vấn đề cần phải làm là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cả về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, có khả năng nắm bắt những vấn đề công nghiệp hiện đại.
Để mau chóng đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà đầu tư Nhật Bản, cụ thể chính quyền địa phương cũng như các cấp Nhà nước có liên quan cần phải:
Để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lao động đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản cũng như các nhà đầu tư nước ngoài khác, Việt Nam cần coi trọng hơn nữa việc đầu tư cho giáo dục. Việt Nam nên ưu tiên nguồn vốn ODA để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển nguồn nhân lực. Chính phủ cần dành một khoản ngân sách lớn hơn cho đầu tư phát triển các trường dạy nghề. Bên cạnh phát triển các trung tâm dạy nghề đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo tại nước ngoài.
Cần khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia hoạt động đào hỏi tạo để tận dụng và khai thác thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các trung tâm đào tạo nghề, các tập đoàn thành lập các trung tâm công nghệ cao để công nhân kỹ thuật có điều kiện theo học, tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến của thế giới và đào tạo công nhân để làm việc cho doanh nghiệp mình.
Khu công nghiệp, khu chế xuất là một trong những mục tiêu phát triển để thu hút nguồn vốn FDI từ Nhật Bản vì vây cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong các khu này để thu hút nguồn vốn một cách hiệu quả. Cần phải đào tạo các công nhân có trình độ chuyên ngành.
Bên cạnh phát triển trình độ chuyên môn, cần phải chú ý phát triển trình độ ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ cũng là một trong những rào cản đòi hỏi phải có những bước chuyển biến nhanh chóng để có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Cần tích cực vận động mở rộng nguồn nhân lực tiếng Nhật như phối hợp với các trường đại học, cao đẳng để khuyến khích việc học và giảng dạy tiếng Nhật…
.
KẾT LUẬN:
Với những nỗ lực lớn trong quá trình đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu Việt Nam hiện đang được xem là điểm đầu tư hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Theo số liệu của Liên hợp quốc, Việt Nam hiện đang ở trong Top 10 nước phát triển năng động nhất của thế giới. Trong những năm gần đây, cùng với nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam đã có những thành công đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung cũng như vốn đầu tư của Nhật Bản nói riêng. Nhật Bản, cường quốc lớn thứ 3 thế giới với thế mạnh về công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến hiện đang là một trong những đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam. Nguồn vốn FDI của Nhật Bản đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước ta.
Miền Bắc Việt Nam với những lợi thế so sánh của mình đang ngày càng nhận được những ưu ái từ phía các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, với những nỗ lực của cả hai bên, nguồn vốn FDI Nhật Bản vào miền Bắc có tăng đáng kể. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế của môi trường đầu tư đã làm cho tình hình đầu tư chưa thực sự ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Trong thời gian sắp tới, trong chiến lược đầu tư đẩy mạnh vào Đông Á, Việt Nam được xem là địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây là cơ hội cho Việt Nam nói chung cũng như miền Bắc nói riêng đón dòng vốn đầu tư này. Vì thế, vấn đề cơ bản hiện nay của miền Bắc Việt Nam là duy trì những lợi thế vốn có, khắc phục khó khăn, nhanh chóng tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, hoàn thiện hơn để trở thành điểm đến lý tưởng của làn sóng đầu tư này từ Nhật Bản.
Trên cơ sở phân tích trên, khóa luận xin đưa ra một số biện pháp để phần nào khắc phục những khó khăn và cải thiện phần nào môi trường đầu tư nhằm thu hút
nguồn vốn FDI tương xứng với tiềm năng của vùng. Đó là chúng ta cần phải thực hiện nhất quán các chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính đồng thời cải thiện hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng cường sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản.