Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản(VJEPA)

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 27 - 28)

Ngày 25 tháng 12 năm 2008, tại Tokyo (Nhật Bản) được sự ủy quyền của thủ tướng hai nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).. Đây là hiệp định tự do hóa thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam và là hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản. VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển

lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật... Hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước trong mối tương quan chung với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng, tạo ra một khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho cả Việt Nam và Nhật Bản. Vì đây là Hiệp định có phạm vi rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghiệp, nông nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện xúc tiến các hoạt động thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác. Về Thương mại, theo qui định, trong vòng 10 năm tới, hai nước tiến tới đưa hơn 92% giá trị xuất nhập khẩu được hưởng chế độ miễn thuế. Khoảng 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ hưởng chế độ giảm thuế và kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam được hưởng chế độ này là 87,66%. Nhóm mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế mạnh nhất gồm thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất và linh kiện điện tử.

Như vậy, hiệp định VJEPA là một sự kiện kinh tế, chính trị có ý nghĩa quan trọng. Việc triển khai VJEPA sẽ góp phần đưa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa chính phủ, các doanh nghiệp và người dân hai nước lên một bước phát triển mới, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện mục tiêu hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 27 - 28)