Nền kinh tế thị trường còn sơ khai:

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 70 - 71)

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai, chưa hoàn chỉnh. Thị trường hàng hóa, dịch vụ còn nhiều biểu hiện tiêu cực như xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng kém chất lượng…, hiện tượng bất cân xứng thông tin còn phổ biến. Thị trường hàng hóa sức lao động và thị trường khoa học-công nghệ mới manh nha. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng chưa phát triển đúng với tiềm năng. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt còn quá lớn. Doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp xúc với nguồn vốn vay so với doanh nghiệp nhà nước.

Vai trò, chức năng và nguyên tắc hoạt động khách quan của thị trường chưa được tôn trọng đầy đủ, vận dụng hợp lý. Sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vẫn còn khá phổ biến. Tình trạng độc quyền doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước còn kéo dài, với những hình thức mới được “hợp thức hoá” nhưng thiếu những biện pháp cần thiết để được khắc phục... (http:// www.mofahcm.gov.v n)Với những tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, những yếu kém vốn có của Việt Nam cũng bộc lộ rõ hơn, lạm phát tăng cao, tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng.

Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường trong nước chưa đủ đảm bảo một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa đủ sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và với nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w