Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 34 - 39)

c. Đối với giáo viên

1.3.3.Kết quả điều tra

Bảng 1.6. Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học hóa học ở trường THPT.

Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không

1. Thuyết trình 28,57 57,14 0,00 14,29 2. Đàm thoại 100,0 0,00 0,00 0,00 3. Trực quan 28,6 57,14 14,29 0,00 4. PP nghiên cứu 14,3 42,86 42,86 0,00 5. Sử dụng bài tập 57,1 28,57 14,29 0,00 6. Dạy học nêu vấn đề 71,43 28,57 0,00 0,00 7. PP đóng vai 0,00 14,29 14,29 71,43 8. PPDH hợp tác nhóm nhỏ 14,29 28,57 42,86 14,29 9. PPDH theo dự án 0,00 0,00 14,29 85,7

Ở bảng 1.6 ta thấy các PPDH truyền thống được sử dụng thường xuyên, các PPDH tích cực cũng được GV quan tâm, nhưng tỉ lệ sử dụng thường xuyên còn thấp (PPDH hợp tác nhóm nhỏ và PPDHTDA).

Bảng 1.7. Mức độ hiểu biết của GV về PPDH theo dự án.

Mức độ Số

lượng Phần trăm

1. Chưa nghe. 9 9,47

2. Có nghe nhưng chưa hiểu rõ. 72 75,79

3. Đã vận dụng nhưng chưa đạt hiệu quả. 9 9,47

4. Đã vận dụng và đạt hiệu quả. 5 5,26

Qua kết quả điều tra ở bảng 1.7, chúng tôi nhận thấy đa số GV biết đến PPDH theo dự án, nhưng mức độ hiểu rõ và vận dụng hiệu quả PP này là không nhiều (20,69%), chứng tỏ GV chỉ biết về PPDH theo dự án thông qua các lớp tập huấn hay tài liệu tham khảo, chưa áp dụng nhiều trong thực tế.

Bảng 1.8. Mức độ sử dụng các hình thức hoạt động trong DHTDA của GV

Hình thức hoạt động

Mức độ sử dụng (%) Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi Không

1. Sử dụng phiếu học tập 57,14 28,57 14,29 0,00

2. Cả nhóm giải quyết chung một nội dung 57,14 28,57 14,29 0,00 3.Mỗi HS được phân công một công việc cụ thể để hoàn thành

nhiệm vụ cho cả nhóm. 14,29 14,29 42,86 28,60

4. Hoạt động nhóm hợp tác ngoài lớp, rồi báo cáo kết quả ở lớp 0,00 14,29 71,43 14,30

5. Tổ chức tìm hiểu thực tế cho nhóm HS 0,00 15,78 84,22 0,00

6. Tổ chức trò chơi giữa các nhóm 0,00 42,86 42,86 14,30

Với kết quả bảng 1.8 cho thấy : GV tổ chức hoạt động trong DHTDA thường có hình thức đơn giản là sử dụng phiếu học tập và tất cả HS đều giải quyết chung một nội dung, điều này khó tránh khỏi hiện tượng “ăn theo” nếu như GV thiết kế phương án đánh giá không tốt. Hơn nữa HS rất hiếm khi được tham quan thực tế, chỉ biết kiến thức qua sách vở hoặc xa hơn là internet. Các hình thức tổ chức DHTDA phức tạp hơn như mục số 3,4,5 thì ít được GV sử dụng.

Loại bài lên lớp Mức độ phù hợp (%) Phù hợp Ít phù hợp Không Phù hợp 1. Bài về thuyết 44,29 55,71 0,00 2. Bài về chất 83,67 7,67 8,57

3. Bài sản xuất và ứng dụng hóa học. 97,21 2,79 0,00

4. Bài luyện tập. 13,45 56,54 30,01

5. Bài thực hành. 100,00 0,00 0,00

6. Bài kiểm tra. 0,00 11,26 88,74

- Dựa vào bảng 1.9, hầu hết các GV đều nhất trí: dạng bài về chất, sản xuất và ứng dụng và thực hành là “phù hợp” với việc sử dụng PPDH theo dự án; các loại bài lên lớp hóa học còn lại mức độ “phù hợp” có thay đổi, điều này chứng tỏ việc thiết kế các hoạt động dạy học theo dự án cho các dạng bài này đối với GV còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.10. Tự đánh giá của GV về các kĩ năng khi tổ chức DHTDA

Kĩ năng dạy học

Mức độ thành thục (%)

Tốt Khá Trungbình Yếu

1. Chia nhóm 42,86 57,14 0,00 0,00

2. Chọn lựa nội dung hoạt động nhóm 35,71 57,14 7,14 0,00

3. Quản lí nhóm HS 21,43 42,86 28,57 7,10

4. Điều khiển HS học hợp tác trong nhóm 14,29 21,43 35,71 28,60 5. Xây dựng phương án đánh giá kết quả hoạt động của HS 7,14 21,43 42,86 28,60 Dựa vào bảng 1.10, chúng tôi nhận thấy kĩ năng chia nhóm, lựa chọn nội dung hoạt động nhóm và quản lí nhóm thì GV đều thực hiện tốt, còn với kĩ năng giúp cho HS có cơ hội hợp tác tốt hơn trong khi học (4) cũng như xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng làm việc của HS trong nhóm (5) thì không cao. Điều này là phù hợp với thực tế các giờ học theo nhóm ở trường phổ thông hiện tại còn gặp nhiều hạn chế, nhất là tình trạng HS lười học, không có ý thức tự học tập.

Bảng 1.11. Khó khăn GV thường gặp khi sử dụng PPDHTDA

Nguyên nhân Mức độ (%)

Nhiều Ít không

1. GV chưa quen với hình thức dạy học theo dự án 72,77 27,23 0,00 2. tốn nhiều thời gian để chuẩn bị và thực hiện. 78,57 12,43 9,00

4. cơ sở vật chất của nhà trường chưa thể đáp ứng cho DHTDA 57,43 27,10 15,47 5. không phù hợp với hình thức thi cử hiện nay 82,28 11,00 6,72 6. không đánh giá được trình độ từng học sinh 55,71 20,78 23,51 7. lãnh đạo nhà trường không quan tâm đầu tư 21,79 34,00 44,21 8. HS phải học nhiều môn không có thời gian để thực hiện dự án 15,68 9,76 74,56 9. một số thành viên trong nhóm ỉ lại, không làm việc 37,89 35,61 26,50 10. HS chưa có các kỹ năng làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin 57,42 39,21 3,37

- Hầu hết GV đều cho rằng khó khăn nhất khi áp dụng PPDHTDA là thời gian tiết học không đủ để thực hiện hết các ý tưởng hoạt động (78,57%). Việc bố trí bàn ghế lớp học là một trở ngại lớn cũng như sĩ số lớp học đông (57,14%) khi HS phải di chuyển trong giờ học, điều này chứng tỏ GV chưa thiết kế tốt các hoạt động, chưa nâng cao ý thức tự học ở HS. Việc thiết kế tiêu chí đánh giá trình độ HS không chính xác (55,71%), HS chưa có được các kĩ năng hoạt động nhóm, thói quen học cá thể mang tính cạnh tranh (57,42%) cũng ảnh hưởng tới học theo dự án.

Bảng 1.12. Ý kiến của GV về hiệu quả của DHTDA

Hiệu quả giáo dục

Mức độ hiệu quả (%) Nhiều Trung

bình Ít Không

1. Rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử 71,43 28,57 0,00 0,00 2. Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích ở HS 57,14 42,86 0,00 0,00 3. Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề 81,43 18,57 0,00 0,00 4. Phát triển năng lực, tư duy sáng tạo ở HS 85,71 14,29 0,00 0,00 5. Rèn kĩ năng làm việc hợp tác ở HS 85,71 14,29 0,00 0,00 6. Nâng tính tích cực trong học tập 65,71 34,29 0,00 0,00

7. Nâng cao động cơ học tập 40,00 42,86 17,14 0,00

8. Phù hợp với nhiều trình độ HS 14,29 57,14 28,57 0,00

9. GV có cơ hội lắng nghe ý kiến HS 68,57 17,14 14,29 0,00 Với số liệu ở bảng 1.12, chúng tôi nhận thấy đa số GV đều đánh giá cao PPDH theo dự án mang lại nhiều lợi ích cho HS, ngoài hiệu quả của bài giảng, PP còn tạo điều kiện cho HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp ứng xử (71,43%), kĩ năng làm việc hợp tác (85,71%), phát triển năng lực tư duy sáng tạo (85,71%) và đặc biệt GV còn có cơ hội học hỏi thêm ở HS (68,57%).

Nhận xét:

- GV thường xuyên sử dụng các PPDH truyền thụ một chiều mà rất ít sử dụng các PPDH mới nhằm phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của HS. Trong khi đó nội dung chương trình SGK có cập nhật, yêu cầu đổi mới PPDH ngày càng cấp thiết để phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội.

- GV còn thiếu kĩ năng giúp HS biết hợp tác, làm việc theo nhóm một cách hiệu quả. - HS rất ít có cơ hội được tìm hiểu thực tế, rèn luyện và phát triển các kĩ năng sống.

Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi đưa ra giải pháp áp dụng DHTDA trong dạy học. Với những ưu điểm của PP này có thể khắc phục những mặt còn tồn tại đã nêu và phát huy tính tích cực sáng tạo của HS.

Trong chương 2 chúng tôi thiết kế một số kế hoạch bài dạy áp dụng mô hình DHTDA trong dạy và học bộ môn hoá học ở trường THPT.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 34 - 39)