Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 118)

5 Các dự án đều có giá trị về mặt sư phạm, là nguồn tư liệu dạy học rất tốt 00 00

1.4. Thực nghiệm sư phạm

• Tiến hành TNSP 8 tiểu dự án, với 5 GV và 140 HS khối lớp 10 và 218 HS khối 11 thuộc trường THPT Trương Vĩnh Ký và THPT Nguyễn Văn Cừ cùng tham gia (ứng với 10 cặp lớp TN – ĐC).

• Tiến trình thực nghiệm chia làm 2 công đoạn:

- Hướng dẫn giúp GV và HS làm quen với DHTDA, cách thức làm việc trong một dự án, chỉ rõ vai trò của GV và HS trong một dự án.

- TN chính thức lấy số liệu để chứng minh tính khả thi của đề tài. Chúng tôi tiến hành TN 8 tiểu dự án thuộc 2 dự án lớn:

+ Dự án “Sự ô nhiễm không khí” + Dự án “Nitơ và hợp chất”

- Đã tiến hành lấy ý kiến của 4 GV dạy TN và hơn 300 HS tham gia TN bằng phiếu thăm dò. Phát ra 351 phiếu, thu vào 307 phiếu.

- Phần nhiều HS hứng thú với giờ học theo dự án, các HS đã được học với PPDHTDA đều có sự chuyển biến tích cực về kĩ năng: giao tiếp, diễn đạt, làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Kết quả kiểm tra ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC do hiệu quả của PP không phải ngẫu nhiên.

- Các GV đều cho rằng việc sử dụng PPDHTDA tốn nhiều thời gian và công sức nhưng có tính hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ các nguyên tắc dạy học hợp tác nên nhiều GV còn ngại sử dụng hoặc gặp nhiều lúng túng, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa được như mong đợi.

Từ những kết quả TNSP, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng PPDHTDA vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài.

2. Đề xuất

Dạy học theo dự án vốn chứa đựng những tính ưu việt của dạy học, rất cần thiết để phát triển ở HS những kĩ năng như tìm kiếm thông tin, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… Đây là những kĩ năng làm hành trang cho HS sau khi rời ghế nhà trường. Những kĩ năng này khó có thể hình thành thông qua hình thức dạy học kiểu chương bài. Để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học ở trường THPT, chúng tôi có một số đề xuất sau đây:

- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề đổi mới PPDH, chú trọng đầu ra về cả kĩ năng cứng và kĩ năng mềm của HS, chứ không dừng lại ở thành tích về tỉ lệ tốt nghiệp. Theo đó, cần tạo môi trường dạy học sáng tạo cho GV, dạy kĩ năng sống cho HS thông qua dạy kiến thức của bộ môn bằng cách kết hợp các yếu tố về tâm lí và trình độ HS, tạo điều kiện cho HS tự thể hiện mình qua các sản phẩm học tập. Những kiến thức khoa học là nguyên liệu để HS tập giải quyết vấn đề, khi cần có thể tìm kiếm được nhờ các công cụ tìm kiếm chứ không phải là ghi nhớ những kiến thức đó để trả bài, vượt qua các kì thi kiểm tra trí nhớ.

- Nghiên cứu áp dụng các PPDH tích cực vào dạy học trong đó có DHTDA. Ngành giáo dục cần tổ chức những khoá học đào tạo và bổ sung kĩ năng cho GV về quản lí HS trong hoạt động nhóm, kĩ năng về công nghệ thông tin; cho phép lãnh đạo các trường, các tổ bộ môn chủ động cải tạo nội dung đảm bảo yêu cầu chung và phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng gia tăng sự

tham gia của HS, tạo cơ hội học tập công bằng cho mọi HS, tạo điều kiện cho các mô hình dạy học mới được triển khai. Khích lệ sự tích cực đổi mới dạy học của GV, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho những thành quả đổi mới của GV nhằm duy trì tư duy tích cực đổi mới PPDH trong đội ngũ GV.

- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá sao cho đánh giá được khả năng tư duy phê phán, phát hiện và giải quyết vấn đề ở HS, cần có thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức xã hội HS thu thập được trong quá trình học tập. Loại bỏ những câu hỏi mang tính học thuộc, thiếu cơ sở thực tế, thay vào đó là những câu hỏi mang tính thực tiễn và vận dụng sáng tạo giải quyết tình huống.

- Đầu tư cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc đổi mới PPDH hiện đại trong đó có PPDHTDA. Cần có phòng học nối mạng internet, thiết kế chỗ ngồi theo nhóm, ít nhất trong mỗi dự án có một buổi tìm kiếm thông tin cho dự án có sự hướng dẫn của GV.

Cuối cùng, chúng tôi cho rằng, DHTDA là một PPDH có thể liên kết không giới hạn những kiến thức và kĩ năng mà HS cần có, là một PPDH tích cực. Nhưng để phát triển DHTDA trong dạy và học bộ môn hoá học cần có các biện pháp sau:

- Về phía nhà trường, cần tổ chức dạy cho HS những kĩ năng cơ bản về hoạt động nhóm trong học tập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập sơ đồ tư duy giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin...

- Về phía GV cần tăng cường nghiên cứu những nội dung hoá học có thể triển khai thành dự án. Luôn cập nhật những vấn đề mang tính thời sự, lồng ghép với bài dạy nhằm kích thích hoạt động tích cực của HS.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w