Dự án NITƠ VÀ HỢP CHẤT

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 70 - 74)

ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.5.3.Dự án NITƠ VÀ HỢP CHẤT

Đây là dự án bao gồm 4 tiểu dự án do 4 nhóm HS thực hiện. Đây là một bài dạy mang tính chất mở đầu cho các dự án HS sẽ thực hiện.

Sau tiết học này GV sẽ đánh giá và cho điểm khởi động của dự án (tối đa là 2 điểm) dựa trên sự trình bày về kế hoạch dự án của HS sau khi thảo luận lập sơ đồ tư duy.

Tổng quan bài dạy

Tiêu đề bài học NITƠ VÀ HỢP CHẤT

Chương nitơ – photpho

Bộ câu hỏi khung

Câu hỏi khái quát Sự sống bắt nguồn từ đâu?

Các câu hỏi bài học Hãy chứng minh sự phong phú của hợp chất chứa nitơ?

Các câu hỏi nội dung Chu trình của nitơ trong tự nhiên diễn ra như thế nào?

Thế nào là phản ứng oxi hoá – khử?

Mục tiêu dự án

Đưa ra ý tưởng của dự án, lập ý tưởng cho các dự án nhỏ, chia nhóm HS và lên kế hoạch thực hiện dự án của mỗi nhóm.

Biết được vai trò quan trọng của nitơ. Biết chu trình của nitơ trong tự nhiên.

Biết về các hợp chất chứa nitơ và tìm hiểu về chúng.

Tóm tắt hoạt động của thầy - trò Hoạt động 1 (5phút): Giới thiệu

Giáo viên giới thiệu câu hỏi khái quát “Sự sống bắt nguồn từ đâu?” Một vài ý kiến HS.

* Nitơ ở dạng đơn chất thì không duy trì sự sống nhưng nó lại có ứng dụng quan trọng. Tuy nhiên vai trò đặc biệt quan trọng của nitơ thể hiện ở các hợp chất, chẳng hạn như protein phải có nguyên tố nitơ, axit nitric không thể hiếu trong công nghiệp, phân đạm rất cần cho cây trồng, các oxit của nitơ làm hại môi trường không khí…

Hoạt động 2 (10 phút): Xác định các tiểu dự án

GV chia bảng thành 2 phần

* Bên phải ghi lại ý kiến HS về câu hỏi “Em đã biết gì về nitơ và hợp chất của chúng?”. Cử 1 HS ghi lại. * Bên trái để lập sơ đồ tư duy sau khi tổng hợp các ý kiến của HS.

Hình 2.7. Sơ đồ tư duy nitơ và hợp chất

Hoạt động 3 (7 phút): Thành lập nhóm và tập hợp ý tưởng

GV chuẩn bị sẵn bảng ghi số thứ tự nhóm đặt ở các vị trí để lập nhóm.

GV cho HS tự thành lập nhóm, bầu nhóm trưởng, đặt tên nhóm và lựa chọn chủ đề nhỏ để làm một dự án. Ứng với 4 chủ đề nhỏ sẽ có 4 nhóm.

GV gợi ý HS chọn những chủ đề phù hợp.

Hoạt động 4 (5 phút): Lập sơ đồ tư duy

Sau khi nhóm ngồi cùng nhau, GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng, bút chì màu để lập sơ đồ tư duy và phân công nghiệm vụ cho các thành viên.

Hoạt động 5 (10 phút): Xác định sản phẩm dự kiến

Nhóm thảo luận chung và xác định sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện.

Hoạt động 6 (2 phút): Phân công nhiệm vụ

Dựa theo sơ đồ tư duy và sản phẩm dự kiến nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên (theo bảng phân công nhiệm vụ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 7 (10 phút): Trình bày kế hoạch dự án

Đại diện nhóm trình bày nhiệm vụ đã xác định, sản phẩm dự kiến, những việc cần làm, phân công cụ thể… Cử 1 HS ghi lại để dễ theo dõi.

GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn thêm bằng cách cung cấp bài mẫu.

Hoạt động 8 (2 phút): Kết luận

GV thông báo quyết định thực hiện các dự án, tài liệu tham khảo, thông báo hình thức liên hệ (địa chỉ và password email) ấn định thời gian nộp sản phẩm.

Tiêu chí đánh giá sản phẩm

sự đa dạng của các hợp chất chứa nitơ; nhấn mạnh nội dung chính dự án nhóm và thông tin đa dạng, trình bày sáng tạo.

Khá (3 điểm): Làm nổi bật chủ đề dự án. Nội dung tốt, thông tin rõ ràng, đa dạng.

Đạt (2 điểm): Có bám sát chủ đề. Nội dung trình bày đạt yêu cầu. HS cần giúp đỡ trong tất cả các giai đoạn dự

án.

Làm lại: Nếu các tiêu chí trên không được đáp ứng.

Phát triển kĩ năng:

Sử dụng công nghệ thông tin: Bài tập được trình bày trên máy tính; thưởng điểm cho hình thức trình bày rõ

ràng, màu sắc hài hoà dễ đọc; đẹp mắt.

Tự quản: thưởng điểm cho những bài hoàn thành đúng thời hạn, có kèm theo các ghi chép thoả đáng (sơ đồ tư

duy, phân công nhiệm vụ, nguồn gốc tài liệu tham khảo…).

Đánh giá Học sinh

Trong bài học này HS sẽ có “Điểm khởi động dự án” (tối đa 2 điểm).

Yêu cầu: HS cử đại diện nhóm trình bày trước lớp trong 2 – 3 phút về: tên dự án, nêu ra vấn đề cần giải quyết; sản phẩm của nhóm, kế hoạch dự án, phân công nhiệm vụ trong nhóm, dự kiến sơ bộ nguồn thông tin, thời gian và kinh phí thực hiện dự án (theo bảng điểm GV phát trước)..

Phân tích hoạt động của HS

Khi HS thực hiện các nghiệm vụ được giao sẽ rèn luyện khả năng tự học. Khi thảo luận nhóm HS sẽ học được cách lắng nghe, trao đổi, tranh luận, qua đó cũng đánh giá năng lực HS.

HS và GV cùng lập sơ đồ tư duy từ các ý tưởng đưa ra, HS sẽ thấy sơ đồ tư duy là cách khoa học để trình bày ý tưởng và lập kế hoạch giải quyết vấn đề, từ đó tự các em có ý thức lập sơ đồ tư duy trong các công việcvà học tập của mình.

Khi HS trình bày kế hoạch dự án sẽ rèn luyện sự tự tin, khả năng diễn đạt trước mọi người, đồng thời giúp HS khắc sâu kiến thức.

Điểm khởi động dự án của nhóm: Do GV chấm sau khi mỗi nhóm lên trình bày kế hoạch dự án của nhóm, có tác dụng khuyến khích HS lập được một kế hoạch tốt nhất cho dự án của mình.

Gv và hs thống nhất cho điểm thưởng một số thành viên tích cực: tạo điều kiện cho HS năng động phát huy tác dụng đồng thời khuyến khích HS yếu cố gắng, giảm tình trạng “ăn theo” của HS yếu hay “tách nhóm” của HS khá giỏi.

Một số lưu ý

trưởng.

GV chỉ định vị trí của từng nhóm, HS sẽ di chuyển tới vị trí của nhóm mình.

Có một số HS rất thụ động trong việc quyết định đề tài và gia nhập nhóm. GV nên khuyến khích các em bằng những câu hỏi chẳng hạn như: “Em thích làm việc với bạn nhóm trưởng nào? Hay “Nhóm của Duy đang còn chỗ trống em vào nhóm đó nhé?”…

Cũng có một số HS không làm gì cả, GV cần nhắc nhở, cuối giờ sẽ hỏi lại nhiệm vụ mà nhóm đã phân công cho em đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ khoá tìm kiếm

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 70 - 74)