KẾT LUẬN TỪ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 116)

5 Các dự án đều có giá trị về mặt sư phạm, là nguồn tư liệu dạy học rất tốt 00 00

3.7. KẾT LUẬN TỪ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Trên cơ sở phân tích kết quả thu được từ TN và phiếu thăm dò HS (307 phiếu), chúng tôi rút ra kết luận:

- Việc áp dụng PPDHTDA vào dạy học hóa học đã tạo động lực cho HS trong học tập, giúp HS nâng cao khả năng tự học, biến quá trình dạy của thầy thành quá trình tự đào tạo của trò.

- Điểm số từ các bài kiểm tra, cho thấy kết quả học tập được tăng lên đáng kể.

- Các giờ học có áp dụng PPDHTDA giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tạo cho HS có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm hiệu quả.

Từ kết quả TNSP, chúng tôi khẳng định việc sử dụng PPDHTDA vào dạy học hoá học là khả thi. Hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho HS không thể thấy được sau một vài tiết học mà phải sau một quá trình dạy học lâu dài. Vì vậy khi áp dụng PPDHTDA đòi hỏi người GV phải kiên trì, đầu tư tìm giải pháp phù hợp với đối tượng dạy học; HS phải tương tác tích cực, có ý thức tự lực. Có như vậy mới đạt được hiệu quả của dạy học theo dự án.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chúng tôi tiến hành TNSP với những công việc:

1. Đã TNSP 8 dự án gồm 4 dự án hoá học 10 và 4 dự án hoá học 11 với 5 GV dạy TN và 140 HS lớp 10 và 218 HS lớp 11 ở trường THPT Trương Vĩnh Ký và THPT Nguyễn Văn Cừ tham gia (ứng với 10 cặp lớp TN – ĐC).

2. Lấy ý kiến của 4 GV và 307 HS tham gia TN về các giờ học theo dự án.

3. Xử lí và phân tích kết quả 2 bài kiểm tra theo từng cặp lớp TN – ĐC: - Bài kiểm tra sau bài “Hợp chất có oxi của lưu huỳnh” (Lớp 10). - Bài kiểm tra sau bài “Phân bón hoá học” (Lớp 11).

- Bài kiểm tra sau TN 10 – bài kiểm tra giữa kì II. - Bài kiểm tra sau TN 11 – bài kiểm tra học kỳ I.

4. Xử lí và phân tích kết quả định lượng cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng. Kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các kế hoạch bài dạy được thiết kế theo hướng vận dụng DHTDA chứ không phải do ngẫu nhiên.

5. Phân tích kết quả định tính cũng cho thấy việc áp dụng DHTDA vào dạy học hóa học đã thật sự mang lại hiệu quả. Thể hiện ở chỗ: tạo hứng thú học tập cho HS, rèn luyện ý thức và một số kĩ năng hợp tác như làm việc tập thể, giao tiếp, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn ....

6. Rút ra một số bài học kinh nghiệm khi áp dụng DHTDA vào dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w