Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 31 - 32)

c. Đối với giáo viên

1.2.10.2. Phương pháp đánh giá

Khác với các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống, việc đánh giá trong DHTDA có những nét đặc thù riêng, nó xuất phát từ mục tiêu dạy học và quá trình làm việc của học sinh. Quá trình học tập của HS sẽ tạo ra những sản phẩm của hành động theo những yêu cầu mà GV đặt ra dựa trên mục tiêu dạy học, mà muốn đánh giá SP phải căn cứ vào việc đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra đó.

Trong DHTDA, cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh trong mỗi dự án. Điều này có nét khác biệt với những hình thức đánh giá thông thường. Tuỳ vào từng mức độ yêu cầu đối với học sinh mà giáo viên có thể chọn tiêu chí nào cho phù hợp.

Sản phẩm hoạt động nhóm rất đa dạng, tùy theo từng vấn đề cụ thể có thể là một bài viết ở dạng văn bản word hay một bài trình diễn dưới dạng powerpoint hoặc là sự kết hợp của cả ba sản phẩm: một bài trình diễn dưới dạng powerpoint, ấn phẩm (tờ rơi, báo tường…), trang web, hay một dụng cụ hay chất nào đó HS chế tạo được, có thể là tác phẩm nghệ thuật như một vở kịch hay bài hát... Để định hướng hoạt động của HS và để mang tính khoa học, công bằng trong đánh giá hoạt động nhóm, GV thiết kế sẵn các phiếu đánh giá (công cụ đánh giá). Trong đó cần phải ghi rõ các mục cần đánh giá và thang điểm tương ứng với từng mục, phát cho từng nhóm trước khi thực hiện dự án. Căn cứ vào các phiếu đánh giá này, HS có sự phấn đấu và biết được SP của nhóm mình cần đạt đến mức độ nào để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Bảng 1.4. Bảng điểm đánh giá sản phẩm

Stt Nội dung Điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Kiến thức chính xác có tính khoa học 2 Thông tin phong phú, hấp dẫn 3 Giải pháp đưa ra có tính thuyết phục 4 Hình thức đẹp, hấp dẫn

5 Không có lỗi chính tả 6 Đặt vấn đề lôi cuốn 7 Diễn đạt lưu loát

8 Trả lời câu hỏi rõ ràng, chính xác 9 Làm việc nhóm hiệu quả

10 Sản phẩm có ích, có thể phát triển rộng rãi

Trong một nhóm cũng có sự đánh giá lẫn nhau theo mức độ hoàn thành công việc. Các bước thực hiện đánh giá trong một nhóm học sinh như sau:

Bước 1 (2 điểm). Điểm khởi động dự án.

Bước 2 (1 điểm). GV và HS thống nhất cho điểm thưởng một số thành viên tích cực. Bước 3 (3 điểm). Trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau theo thang điểm từ 0 đến 3. Bước 4 (4 điểm). Điểm sản phẩm dự án do GV đánh giá.

Bước 5. Điểm cuối cùng của 1 hs bằng tổng các điểm trên.

Chú ý: nhóm nào hoàn thành sản phẩm không đúng thời hạn sẽ bị trừ điểm, mức độ do

GV và HS thống nhất.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w