THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 87 - 91)

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các dự án đã thiết kế cho dạy học hoá học lớp 10 và 11. Từ đó đi đến khẳng định tính khả thi và hiệu quả của DHTDA trong dạy học hoá học ở trường THPT.

3.1.1. Tính khả thi

Tính khả thi được thể hiện qua việc tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm.

3.1.2. Tính hiệu quả

DHTDA phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Tính hiệu quả của dạy học theo dự án được thể hiện qua:

- Kết quả học tập của học sinh được nâng lên (thể hiện ở điểm số các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng).

- Nâng cao khả năng tìm kiếm và tổ chức thông tin (thông qua việc học sinh thiết kế sản phẩm).

- Kiến thức thực tế được nâng lên (thể hiện qua điểm số bài kiểm tra kiến thức xã hội). - Phát huy những khả năng sẵn có của học sinh: vẽ, nhạc, đóng kịch… (thể hiện qua sản phẩm của HS)

- Học sinh hứng thú học tập (thể hiện qua phiếu tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh).

3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Chúng tôi chọn các nội dung thực nghiệm như sau:

Lớp 10: Chương oxi – lưu huỳnh

• Bài giới thiệu “Bước khởi đầu học theo dự án”

• Dự án: Sự ô nhiễm không khí

- Tiểu dự án: Tầng ozon – áo giáp của trái đất

- Tiểu dự án: Ảnh hưởng của oxi - ozon đến sức khoẻ con người - Tiểu dự án: Khí thải chứa lưu huỳnh

- Tiểu dự án: Nguồn gây ô nhiễm không khí

• Bài giới thiệu “Bước khởi đầu học theo dự án”

• Dự án: Nitơ và hợp chất

- Tiểu dự án: Oxit của nitơ và ô nhiễm không khí - Tiểu dự án: Protein – Nguồn nguyên liệu cho sự sống - Tiểu dự án: Axit nitric – tính chất và ứng dụng - Tiểu dự án: Phân đạm

3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM

Tổ chức thực nghiệm lớp 10 và 11 tại trường THPT Trương Vĩnh Ký và THPT Nguyễn Văn Cừ (đều thuộc Tp.Hồ Chí Minh). Tại trường THPT Trương Vĩnh Ký học sinh được học 2 buổi, có tăng cường giờ học cho các môn chính trong đó có môn Hoá học. Do đó có nhiều thời gian để GV và các nhóm HS trao đổi về dự án. Trường THPT Nguyễn Văn Cừ là trường mới xây dựng lại, được trang bị khá đầy đủ thiết bị dạy học, HS và GV nhiệt tình tham gia.

Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN và ĐC năm học 2010 - 2011

Tr ng THPTườ GV th c nghi mự ệ L p th c nghi mớ ự ệ L p đ i ch ngớ ố ứ

L pớ S sĩ ố L pớ S sĩ ố

Tru ng V nh Kýơ ĩ

Nguy n Th Thanh Maiễ ị

10A2 35 10A3 35

11A3 33 11A5 32

11A18 35 11A11 34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguy n Th Thanh Trâmễ ị 10A4 34 10A6 35

Tr n Th Thu Trâmầ ị 11A8 34 11A10 35

Ngô Huy n Trânề 10A1 36 10A5 35

10A8 35 10A10 35

Lê Quang H ngư 11A4 32 11A6 34

Nguy n V n Cễ ă ừ Lê Th Thi n Mị ệ ỹ 11B1 44 11B2 46

11B3 40 11B4 44

T ng s HSổ ố 358 365

3.4. TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM3.4.1. Điều tra cơ bản 3.4.1. Điều tra cơ bản

Chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ học sinh. Đây là là hai yếu tố quan trọng nhất cần cho dạy học dự án.

Nhà trường cần có hệ thống máy chiếu, nguồn điện ổn định. Học sinh phải có trình độ tin học nhất định (biết tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tối thiểu biết sử dụng powerpoint, publisher, word, excel).

3.4.2. Chuẩn bị thực nghiệm

Qua điều tra sơ bộ chúng tôi nhận thấy, lớp được chọn để thực nghiệm mặc dù là lớp tương đối khá nhưng còn rất bỡ ngỡ với cách học theo dự án, thậm chí có em còn không quan tâm bởi vì nó quá xa lạ đối với các em. Chúng tôi quyết định triển khai bài giới thiệu “Bước khởi đầu học theo dự án” để các em có được sự hình dung về học theo dự án.

Mục tiêu bài dạy “Bước khởi đầu học theo dự án”

- Giúp GV hiểu và nắm chắc hơn các hoạt động trong giờ học cũng như quản lí HS trong lớp.

- Giúp HS làm quen với học theo dự án, tìm hiểu thế nào là một dự án, làm việc theo nhóm, lập sơ đồ tư duy (SĐTD).

- HS nắm được thế nào là học theo dự án, các bước thực hiện và cách thức làm việc trong một dự án.

- HS phải biết lập SĐTD tìm ý tưởng cho dự án, hoạt động nhóm hiệu quả, biết tự đánh giá dự án.

Trong chương trình lớp 10 và 11, chúng tôi tiến hành với bài học “Bước khởi đầu” có nội dung chung, có thể dạy cho các lớp TN. Sau đó HS được vận dụng trong các dự án “Ô nhiễm không khí” (lớp 10) và dự án “Nitơ và hợp chất” (lớp 11).

Kế thừa những kĩ năng đã được huấn luyện của “bước khởi đầu” dạy và học theo dự án, chúng tôi tiến hành thực nghiệm. Chúng tôi chia 1 lớp học sinh thành nhiều nhóm tương ứng với các tiểu dự án khác nhau, có thể thực hiện không cùng một lúc, nhưng liên quan đến cùng một chủ đề.

3.4.3. Tiến hành bài dạy theo dự án

Sau khi đã chuẩn bị những nội dung cần thiết, GV và HS tiến hành dự án.

Thông thường hiện nay, vì nhiều lý do một dự án dạy học được tiến hành trong một thời gian khoảng 1 – 2 tuần có khi dài hơn.

Trong giai đoạn 1, GV dành 1 tiết học để giới thiệu về học theo dự án, phương pháp

làm việc trong một dự án: tìm ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ...

Trong giai đoạn 2, GV gợi ý chủ đề với các ý tưởng then chốt cho mỗi dự án, HS tự

thành lập nhóm và chọn dự án để thực hiện. Mỗi nhóm thực hiện 1 dự án của chủ đề GV nêu ra. Có một điều cần lưu ý là có những HS rất tích cực, các em sẽ có khuynh hướng lập nhóm với nhau và hào hứng thực hiện dự án đầu tiên; những HS ít tích cực hơn thì thụ động chờ phân công. GV nên lưu ý để điều chỉnh nhóm sao cho có thành viên tích cực để giúp đỡ thành viên yếu hơn. GV là người quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc cho mỗi dự án.

* Tiết 1: Giới thiệu dự án

- GV giới thiệu ý tưởng đưa đến dự án, những lợi ích nếu như thực hiện được dự án. - Thu hút sự chú ý của các em bằng câu hỏi khái quát.

- Thu thập các ý tưởng HS trả lời câu hỏi khái quát. - GV dẫn dắt HS đến với các chủ đề nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ các chủ đề nhỏ, HS tập hợp thành các nhóm. - GV thống nhất cách đánh giá với HS.

- Tổ chức HS ngồi thành nhóm, thảo luận lên kế hoạch công việc.

- Sau khi thảo luận xong, HS trình bày kế hoạch sản phẩm của nhóm mình. - GV gợi ý một số nguồn tài liệu tham khảo cho từng nhóm.

- GV đánh giá sơ bộ về sự hoạt động của các nhóm trong tiết học, bổ sung thêm các hoạt động cần thiết của HS sau giờ học này.

- Quy định thời gian hoàn thành sơ bộ sản phẩm.

* Tiết 2: Giới thiệu sản phẩm và đánh giá dự án

- Trước tiết này, GV và HS chuẩn bị kịch bản của buổi trình bày sản phẩm. - Cử 1 – 2 HS dẫn chương trình hoặc chính GV là người dẫn dắt chương trình.

- Trong khi nhóm bạn trình bày, các nhóm khác theo dõi và chấm điểm sản phẩm theo như bảng sau:

Bảng 3. 2. Bảng điểm đánh giá sản phẩm Stt Nội dung Điểm Kém (2) TB (5) Khá (8) Giỏi (9) Xuất sắc (10) 1 Kiến thức chính xác, khoa học 2 Thông tin phong phú, hấp dẫn 3 Giải pháp đưa ra có tính thuyết phục 4 Hình thức đẹp, hấp dẫn

5 Không có lỗi chính tả 6 Đặt vấn đề lôi cuốn 7 Diễn đạt lưu loát

8 Trả lời câu hỏi rõ ràng, chính xác 9 Làm việc nhóm hiệu quả

10 SP có ích, có thể phát triển rộng rãi

TỔNG ĐIỂM

3.4.4. Đánh giá kết quả học theo dự án

Sau khi dự án kết thúc, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. Bài 1: Kiểm tra kiến thức hoá học.

Bài 2: Thăm dò kĩ năng HS(*)

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Kết quả TN được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo các bước sau [2]: 1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích luỹ.

2. Vẽ đồ thị các đường luỹ tích.

3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 87 - 91)