ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.5.2.4 Tiểu dự án NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Đây là tiểu dự án của một nhóm HS thực hiện đề tài về các nguồn gây ô nhiễm không khí. Dưới đây là phần bài soạn của GV, giúp GV có cái nhìn tổng quan về tiểu dự án dự định cho HS thực hiện. Có thể sử dụng như một bản theo dõi các hoạt động của HS.
Tổng quan bài học
Tiêu đề bài học NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Bài hidrosunfua – lưu huỳnh đoxit – lưu huỳnh trioxit
Bộ câu hỏi khung
Các câu hỏi bài học Loài người có thể sinh sống trong bầu khí quyển khác được không?
Các câu hỏi nội dung
Công thức cấu tạo SO2. Thế nào là hiệu ứng nhà kính?
Thế nào là hiện tượng “mù quang hoá”? Nghề nào độc hại nhất?
Loại bỏ khí độc như thế nào?
Mục tiêu dự án
Thiết kế một cuốn sách trình bày một số khí gây ô nhiễm và đề nghị cách xử lý khí đó. Sau dự án, HS nắm được lượng lớn kiến thức về một số khí, lợi và hại của chúng. Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và trình bày thông tin.
Tóm tắt hoạt động của thầy - trò
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm và tập hợp ý tưởng
Trong dự án này HS đóng vai là một nhóm nhà khoa học, giới thiệu một cuốn sách viết về các nguồn gây ô nhiễm không khí, tác hại và cách khắc phục.
- Đưa ra ý tưởng giúp cho các bạn HS có tư liệu học tập và nâng cao kiến thức, có cái nhìn tổng quát về các chất gây ô nhiễm không khí.
Hoạt động 2: Lập sơ đồ tư duy
- Sau khi thảo luận, xây dựng được sơ đồ tư duy về “Nguồn gây ô nhiễm không khí”.
Hình 2.6. Sơ đồ tư duy của HS về ô nhiễm không khí
Hoạt động 3: Sản phẩm dự kiến
Một cuốn sách về ô nhiễm không khí.
Hoạt động 4: Phân công nhiệm vụ
- Từ sơ đồ tư duy, nhóm tiến hành phân công nhiệm vụ:
* Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, tìm tư liệu chứng minh. * Nêu ra tác nhân gây ô nhiễm không khí, tính chất và tác hại của tác nhân.
* Tìm các biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí. * Xây dựng nội dung và hình thức cho cuốn sách.
Hoạt động 5: Trình bày kế hoạch dự án
Đại diện nhóm lên trình bày về kế hoạch dự án của nhóm mình, GV và các nhóm khác theo dõi và cho điểm khởi động dự án (theo bảng điểm khởi động dự án GV phát cho HS.
Hoạt động 6: Thực hiện dự án
Việc thực hiện dự án: tìm kiếm thông tin, thiết kế sản phẩm… diễn ra ngoài giờ học trên lớp, HS làm việc theo nhiệm vụ đã được phân công.
Hoạt động 7: Giới thiệu sản phẩm
Hoạt động này diễn ra sau thời gian thực hiện dự án.
GV và các nhóm khác theo dõi và cho điểm SP dự án theo bảng đánh giá sản phẩm dự án GV đã phát cho HS.
Đánh giá Học sinh
Bước 1 (2 điểm). Điểm khởi động dự án.
Bước 2 (1 điểm). Gv và hs thống nhất cho điểm thưởng một số thành viên tích cực. Bước 3 (3 điểm). Trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau theo thang điểm từ 0 đến 3. Bước 4 (4 điểm). Điểm sản phẩm dự án do GV đánh giá cho một nhóm. Bước 5. Điểm cuối cùng của 1 hs bằng tổng các điểm trên.
Phân tích hoạt động HS
Khi HS thực hiện các nhiệm vụ được giao sẽ rèn luyện khả năng tự học. Khi thảo luận nhóm HS sẽ học cách lắng nghe, trao đổi, tranh luận, qua đó cũng đánh giá năng lực HS.
Khi HS trình bày kế hoạch dự án sẽ rèn luyện sự tự tin, khả năng diễn đạt trước mọi người, đồng thời giúp HS khắc sâu kiến thức.
HS giỏi sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu và trình bày về xử lý khí ô nhiễm. Phần tìm kiếm thông tin có thể giao cho HS trung bình và yếu.
HS có khả năng viết có thể giao nhiệm vụ viết bài, biên tập cuốn sách.
HS có khả năng về mĩ thuật chịu trách nhiệm trình bày hình thức cho cuốn sách.
Điểm khởi động dự án: Do GV chấm sau khi mỗi nhóm lên trình bày kế hoạch dự án của nhóm, có tác dụng khuyến khích HS lập được một kế hoạch tốt nhất cho dự án của mình.
Gv và hs thống nhất cho điểm thưởng một số thành viên tích cực: tạo điều kiện cho HS năng động phát huy tác dụng đồng thời khuyến khích HS yếu cố gắng, giảm tình trạng “ăn theo” của HS yếu hay “tách nhóm”
của HS khá giỏi.
Trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau theo thang điểm từ 0 đến 3: giao cho nhóm quyền tự chủ, tự đánh giá tinh thần làm việc trong nhóm, không có chỗ cho sự ỉ lại và không hợp tác.
Điểm sản phẩm dự án do GV đánh giá cho một nhóm: GV quan sát khách quan sự làm việc của các nhóm thông qua các kế hoạch được hoàn thành đúng thời gian qui định, qua đây cũng nhận xét được năng lực lãnh đạo và uy tín của nhóm trưởng.
Một số lưu ý
GV theo sát HS trong giai đoạn lập ý tưởng trình bày cho cuốn sách. Cần cung cấp một số mẫu để HS có thêm ý tưởng.
Từ khoá tìm kiếm