Các câu hỏi nội dung

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 26 - 27)

c. Đối với giáo viên

1.2.8.3. Các câu hỏi nội dung

Là loại câu hỏi đóng, có câu trả lời rõ ràng, đúng và cụ thể. Loại câu hỏi này dựa trên tiêu chuẩn về nội dung, mục tiêu dạy học, dùng để kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh, đòi hỏi các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đọc hiểu để trả lời. Thông thường chúng ta có thể rút ra một vài CHND ngay từ chuẩn kiến thức. Các câu hỏi mang tính định nghĩa hoặc quá trình [13].

CHND giúp HS xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, và “khi nào” cũng như hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học bằng cách nhấn mạnh vào việc hiểu các chi tiết trong bài. Các câu hỏi này giúp HS tập trung vào những thông tin xác thực cần phải tìm hiểu để đáp ứng các tiêu chí về nội dung và những mục tiêu học tập.

Đặc điểm chung của câu hỏi nội dung:

- Điển hình là có câu trả lời phải rõ ràng, phải đúng hay cụ thể, thường được xếp vào loại câu hỏi “đóng”.

- Sắp xếp theo những tiêu chuẩn về nội dung, mục tiêu dạy học, hỗ trợ cho các câu hỏi khái quát cũng như câu hỏi bài học.

- Kiểm tra khả năng ghi nhớ của HS dựa trên các thông tin, thường xuyên HS phải xác định: ai, cái gì, ở đâu và khi nào.

- Đòi hỏi các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đọc hiểu để trả lời. Ví dụ:

+ Tính chất của ozon? + Ứng dụng của ozon?

+ Ozon có tác hại như thế nào?

Trong luận văn này, chúng tôi đã vận dụng bảng các mức độ tư duy của Bloom để thiết kế bộ câu hỏi khung [phụ lục 11] (*).

Bước 3: Thiết kế dự án [13]

- Xác định mục tiêu học tập cụ thể dựa vào chuẩn nội dung và các kĩ năng tư duy bậc cao. - Phát triển bộ câu hỏi khung (bộ câu hỏi tình huống) xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được.

- Lập kế hoạch đánh giá, sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, đánh giá định kì, đánh giá mục tiêu quan trọng của bài học và khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình tự đánh giá.

- Thiết kế các hoạt động dựa vào thực tế học tập và đời sống, đưa ra các hoạt động phù hợp với điều kiện vật chất, trình độ và khả năng của học sinh.

Bước 4: Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh

GV cần xác định xem dự án cần những tài liệu gì, lấy ở đâu để định hướng cho học sinh, giúp học sinh hoạt động đúng hướng và tiết kiệm thời gian.

Bước 5: Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện dự án

Điều kiện thực hiện dự án là thời gian, cơ sở vật chất cần cho hoạt động, kinh phí thực hiện và nguồn cung cấp. Các điều kiện thực hiện được chuẩn bị chu đáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoàn thành dự án của mình.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w