vào cuộc sống. 11 6 4 62 224 4.57
12 Thực hiện dự án học tập em thấy việc học có ý nghĩa rất nhiều. 3 4 11 91 198 4.55
13
Học theo dự án giúp thầy/cô hiểu được những thuận lợi và khó khăn của học sinh trong học tập từ đó giúp đỡ học sinh thiết thực hơn.
5 9 10 89 194 4.49
Nhận xét:
Hình thức học theo dự án rất ít được GV áp dụng (câu 2). Nguyên nhân theo chúng tôi là do mục tiêu học tập không cần thiết phải phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm. Mặt khác những bài tập hiện nay chỉ cần một cá nhân cũng có thể giải quyết được, không cần phải cả nhóm tham gia. Những ưu điểm của dạy học theo dự án được HS đánh giá cao (câu 4, 6, 7, 9, 10, 11, 12). Hầu hết các em cho rằng: học theo dự án làm cho kiến thức của em vững vàng hơn, nhớ bài lâu hơn; thu được kiến thức nhiều hơn so với cách học thông thường; kỹ năng tìm kiếm và trình bày thông tin của em được tăng lên; tạo hứng thú học tập cho các em, không bị gò bó học thuộc lòng; vận dụng rất tốt kiến thức học được vào cuộc sống; qua mỗi dự án, thầy cô cũng hiểu những thuận lợi và khó khăn của các em để kịp thời giúp đỡ.
3.6.4. Ý kiến của GV về dạy học theo dự án
Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã có buổi trao đổi, lấy ý kiến của các GV dạy các lớp TN về việc áp dụng PPDH theo dự án trong dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT mà chúng tôi thực nghiệm.
• Ý kiến của cô Trần Thị Thu Trâm, GV trường THPT Trương Vĩnh Ký:
- Không khí lớp học sôi nổi, tạo sự hứng thú trong học tập của HS.
- HS có sự chia sẻ và thảo luận với nhau về các vấn đề của dự án, do đó HS hiểu sâu sắc bài học. - Sau các giờ học theo hình thức hoạt động nhóm cộng tác, các HS thân thiết, giúp đỡ nhau nhiều hơn; HS dạn dĩ hơn khi giao tiếp; giữa GV và HS cũng có sự thân thiện hơn.
- Ở các tiết dạy thực nghiệm đầu, do GV và HS chưa quen cách hoạt động nên hay bị mất nhiều thời gian và trễ giờ.
- Cách đánh giá hiệu quả nhưng mất nhiều thời gian nếu không quản lí.
- Dạy học theo dự án là phương pháp hay, nhưng để thực hiện thì GV tốn nhiều công sức.
• Ý kiến của cô Ngô Huyền Trân, GV trường THPT Trương Vĩnh Ký:
- Khi đã thành thục các bước hoạt động thì việc điều hành HS hoạt động cũng rất đơn giản. - HS hứng thú với cách học, càng về sau tinh thần hợp tác của HS càng cao, sẵn sàng giúp đỡ nhau để nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- Kết quả học tập của các em có nhiều tiến bộ, các em nhớ bài lâu hơn.
- Phương án đánh giá đã tránh được tình trạng “ăn theo”, nhưng còn phức tạp, mất nhiều công sức của GV.
- Phương pháp này có thể áp dụng trong dạy học hóa học ở các khối lớp 10 và 11.
• Ý kiến của thầy Lê Quang Hưng, GV trường THPT Trương Vĩnh Ký:
- Giờ học sôi nổi, không khí lớp học thân thiện.
- Ban đầu HS chưa quen với cách học dự án, nên sự di chuyển nhóm; sự chia sẻ suy nghĩ, kiến thức còn hạn chế. Sau vài buổi trao đổi với GV trong quá trình thực hiện dự án, HS đã nhận thấy có sự phụ thuộc giữa thành công của TV khác và với thành công của cá nhân, nên có sự tích cực trong hợp tác nhóm.
- Vì phải giảng lại cho các bạn trong nhóm, nên HS chuẩn bị bài rất kĩ, chủ động nắm kiến thức. - Sau thời gian tham gia học theo PPDH hợp tác nhóm khả năng nói, diễn đạt của HS thay đổi rõ ràng: trình bày lưu loát, rõ ràng, mạnh dặn.
- Phương án đánh giá điểm của cá nhân và điểm nhóm đã đánh giá chính xác khả năng hoạt động của HS.
- Ban đầu GV chưa có kinh nghiệm quản lí lớp, do đó lớp học còn ồn ào lộn xộn, luôn bị thiếu thời gian để thực hiện hết các hoạt động của giáo án.
- Phương pháp này đòi hỏi GV phải có năng lực quản lí, điều hành HS, kĩ năng giao tiếp tốt.
• Ý kiến của cô Lê Thị Thiện Mỹ, GV trường THPT Nguyễn Văn Cừ
- Khi mới tiếp cận hình thức DHTDA, cả GV lẫn HS đều rất bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau giai đoạn tìm hiểu thông qua bài mở đầu về học theo dự án thì GV và HS có một hình dung cụ thể về cách học này.
- HS tiếp thu bài tốt hơn, năng động hơn, lớp học trở nên thân thiện hơn.
- Điểm yếu của DHTDA là kĩ năng mà HS có được chưa thể đo đếm bằng hình thức thi cử như hiện nay. Do đó, nhà trường ít quan tâm, chỉ coi như là phong trào hay hình thức học của tiết ngoài giờ lên lớp.
Ngoài ra, chúng tôi đã lưu trữ vào đĩa CD các nội dung: Kế hoạch bài học, Bài giới thiệu dự án của giáo viên, Sản phẩm của học sinh của các dự án đã thực nghiệm, sau đó phát phiếu tham khảo ý kiến của 30 giáo viên.
Bảng 3.38. Đánh giá chung về các dự án
Stt Các dự án Mức độ
1 2 3 4 5
1 Đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. 0 0 0 3 27
2 Bài giới thiệu dự án của GV hấp dẫn, lôi cuốn được HS. 0 0 2 26 2
3 Sản phẩm của HS đa dạng, phong phú, phù hợp lứa tuổi. 0 0 0 23 7
4 Các dự án đều thiết thực 0 0 0 0 30