0
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Tiểu dự án PHÂN ĐẠM

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 82 -82 )

ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.5.3.4. Tiểu dự án PHÂN ĐẠM

Đây là bài soạn mô tả tiểu dự án của một nhóm HS thực hiện đề tài về phân đạm. Giúp GV có cái nhìn tổng quan về tiểu dự án dự định cho HS thực hiện. Có thể sử dụng như một bản theo dõi các hoạt động của HS.

Tổng quan bài dạy

Tiêu đề bài học PHÂN ĐẠM

Bài phân bón hoá học

Bộ câu hỏi khung

Câu hỏi khái quát Thế nào là một cuộc sống tốt đẹp? Các câu hỏi bài học Điều gì làm tăng năng suất cây trồng?

Các câu hỏi nội dung

Công thức hoá học của phân urê?

Phân đạm nào chứa hàm lượng nitơ cao nhất? Vì sao không thể dùng trực tiếp nitơ làm phân bón?

Ngành công nghiệp phân bón của Việt Nam phát triển như thế nào? Bón phân đạm vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

Mục tiêu dự án

Thiết kế một bài thuyết trình thành phần, công dụng của phân đạm và thiết kế một ấn phẩm giải đáp những thắc mắc của nông dân về phân đạm dùng trong sản xuất nông nghiệp.

Biết định nghĩa về phân đạm.

Phân biệt các loại phân đạm: amoni, nitrat, ure. Hiểu cách sử dụng phân đạm.

Biết về các loại phân đạm, hàm lượng đạm trong mỗi loại phân, phân biệt được chúng (bằng mắt thường và bằng phương pháp hoá học).

Tóm tắt hoạt động của thầy - trò

Hoạt động 1: Thành lập nhóm và tập hợp ý tưởng

Trong dự án này HS sẽ đóng vai trò là kĩ sư nông nghiệp, tư vấn cho bà con nông dân về vai trò cũng như cách sử dụng phân đạm sao cho đạt hiệu quả tối ưu.

Đưa ra ý tưởng giúp bà con nông dân kiểm tra loại đất đang canh tác (đất chua hay nhiễm phèn, nhiễm mặn…) từ đó có hình thức sử dụng phân bón hợp lý.

Hoạt động 2: Lập sơ đồ tư duy

Hình 2.12. Sơ đồ tư duy phân đạm

Hoạt động 3: Sản phẩm dự kiến

Sản phẩm sẽ là bài thuyết trình cho đối tượng là bà con nông dân về thành phần, công dụng, cơ chế tác dụng lên cây trồng của phân đạm.

Ấn phẩm: Các câu hỏi và trả lời các thắc mắc thường gặp của nông dân về phân đạm.

Hoạt động 4: Phân công nhiệm vụ

Nhóm phân công nhiệm vụ theo bảng phân công nhiệm vụ GV đã phát (bảng 1.2)

Hoạt động 5: Trình bày kế hoạch dự án

Đại diện nhóm lên trình bày về kế hoạch dự án của nhóm mình, GV và các nhóm khác theo dõi và cho điểm khởi động dự án (theo bảng điểm khởi động dự án GV phát cho HS).

Hoạt động 6: Thực hiện dự án

Việc thực hiện dự án: tìm kiếm thông tin, thiết kế sản phẩm… diễn ra ngoài giờ học trên lớp, HS làm việc theo nhiệm vụ đã được phân công.

Hoạt động 7: Giới thiệu sản phẩm

Hoạt động này diễn ra sau thời gian thực hiện dự án. Trong khi mỗi nhóm trình bày SP, GV và các nhóm khác theo dõi và cho điểm SP dự án theo bảng đánh giá sản phẩm dự án GV đã phát cho HS.

Đánh giá Học sinh

Bước 1 (2 điểm). Điểm khởi động dự án.

Bước 2 (1 điểm). GV và HS thống nhất cho điểm thưởng một số thành viên tích cực. Bước 3 (3 điểm). Trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau theo thang điểm từ 0 đến 3. Bước 4 (4 điểm). Điểm quá trình dự án do GV đánh giá cho một nhóm.

Bước 5. Điểm cuối cùng của 1 hs bằng tổng các điểm trên. Nếu nộp bài chậm sẽ bị trừ điểm. Phân tích hoạt động của HS

Khi HS thực hiện các nhiệm vụ được giao sẽ rèn luyện khả năng tự học. Khi thảo luận nhóm HS sẽ học được cách lắng nghe, trao đổi, tranh luận, qua đó cũng đánh giá năng lực HS. Khi HS trình bày kế hoạch dự án sẽ rèn luyện sự tự tin, khả năng diễn đạt trước mọi người, đồng thời giúp HS khắc sâu kiến thức. Khi HS đóng vai (kĩ sư nông nghiệp và nông dân), có sự đối thoại với nhau. HS được hoạt động trong môi trường thực.

Điểm khởi động dự án: Do GV chấm sau khi mỗi nhóm trình bày kế hoạch dự án, có tác dụng khuyến khích HS lập được một kế hoạch tốt nhất cho dự án của mình.

GV và HS thống nhất cho điểm thưởng một số thành viên tích cực: tạo điều kiện cho HS năng động phát huy tác dụng đồng thời khuyến khích HS yếu cố gắng, giảm tình trạng “ăn theo” của HS yếu hay “tách nhóm” của HS khá giỏi. Trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau theo thang điểm từ 0 đến 5: giao cho nhóm quyền tự chủ, tự đánh giá tinh thần làm việc trong nhóm, không có chỗ cho sự ỉ lại và không hợp tác. Điểm quá trình dự án do GV đánh giá cho một nhóm: GV quan sát khách quan sự làm việc của các nhóm thông qua kế hoạch được hoàn thành đúng thời gian qui định, qua đây cũng nhận xét được năng lực lãnh đạo và uy tín của nhóm trưởng.

Một số lưu ý

Kiến thức trong dự án này liên quan nhiều đến các môn như sinh học và kĩ thuật nông nghiệp. GV cần tìm hiểu các SGK những môn này.

Từ khoá tìm kiếm

Nitơ, phân đạm, cố định đạm sinh vật.

Trong chương tiếp theo chúng tôi sẽ sử dụng những kế hoạch bài dạy đã thiết kế trong TNSP ở một số lớp 10 và 11 thuộc hai trường là THPT Trương Vĩnh Ký và THPT Nguyễn Văn Cừ thuộc Tp. Hồ Chí Minh. Mục đích làm cơ sở đánh giá tính khả thi và hiệu quả của PPDH này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, chúng tôi đã tìm hiểu nội dung, chương trình, SGK hóa học THPT, nhận xét về nội dung và trình bày kiến thức trong SGK.

Thiết kế 8 dự án dựa trên nội dung chương trình SGK hiện nay. Có thể tóm tắt như sau:

Hình 2.13. Tóm tắt các dự án

Đề xuất qui trình dạy học theo dự án bao gồm 7 bước chuẩn bị của GV và 7 hoạt động của HS. Theo đó mỗi kế hoạch bài dạy được xây dựng theo cấu trúc:

- Xây dựng bộ câu hỏi khung. - Mục tiêu dự án.

- Tóm tắt hoạt động.

- Phân tích hoạt động của HS. - Một số lưu ý về dự án. - Đánh giá HS.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 82 -82 )

×