Nghị định thư Kyot o nền tảng ra đời cơ chế buơn bán quyền phát thả

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 146 - 147)

Chương 8 KINH DOANH QUYỀN PHÁT THẢ

8.1.2. Nghị định thư Kyot o nền tảng ra đời cơ chế buơn bán quyền phát thả

thải

Trước tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra theo chiều hướng xấu, tại Kyoto (Nhật Bản) đã diễn ra hội nghị về mơi trường thế giới lần thứ 3 vào tháng 12/1997. Hội nghị này đã thơng qua một nghị định gọi là nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol). Nghị định thư Kyoto đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về việc cắt giảm lượng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính phải thấp hơn mức phát thải của năm 1990. Cụ thể là trong thời kỳ cam kết từ 2003 - 2012, phải giảm trung bình là 5,2% (ước tính 2.700 - 4.700 triệu tấn CO2 tương đương); trong đĩ EU giảm 7%, Hoa Kỳ giảm 7% và Nhật Bản giảm 6%.

Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm quốc tế của liên hợp quốc với mục đích cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Kể từ tháng 11/2007 đã cĩ 175 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đĩ cĩ 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải cĩ hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhĩm các nước thuộc Annex I cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đĩ gồm cả Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng khơng chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải.

Theo điều khoản 25 của nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau thời gian 90 ngày kể từ khi nghị định đã cĩ đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng CO2 do các nước phát triển tham gia ký kết nghị định thư Kyoto thải ra vào năm 1990. Điều kiện thứ nhất được thỏa mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước tham gia đạt được với chữ ký của Iceland, trong khi điều kiện thứ hai phải đến ngày 18 tháng 11 năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của Nga. Khơng lâu sao đĩ, nghị định thư Kyoto đã chính thức cĩ hiệu lực cho tất cả các bên tham gia ký kết, đĩ là ngày 16 tháng 2 năm 2005.

Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo cho các nước phát triển thực hiện cam kết, đĩ là cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế thương mại quyền phát thải quốc tế (IET) và cơ chế đồng thực hiện (JI).

146

Cơ quan thực hiện

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w