Chương 4 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ TRONG KINH TẾ HỌC MƠI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 43 - 48)

TRONG KINH TẾ HỌC MƠI TRƯỜNG

4.1. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG CỤ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ4.1.1. Định nghĩa 4.1.1. Định nghĩa

Để xác định tính hiệu quả của các quá trình kinh tế, chúng ta phải phân tích các yếu tố cĩ liên quan đến hiệu quả và khơng hiệu quả của quá trình kinh tế đĩ (lợi ích đạt được và thiệt hại phải gánh chịu, thuận lợi và bất lợi...). Cần xem xét đến sự tương quan giữa lợi ích và chi phí của các thành phần, xác định trách nhiệm và sự can thiệp của chính phủ vào các quá trình kinh tế - xã hội chung cho tồn nền kinh tế.

Như vậy, phân tích lợi ích - chi phí (Cost - Benefit Analysis (CBA)) là một cơng cụ của chính sách, cho phép người ra quyết định lựa chọn một trong các giải pháp tương đương nhau, thay thế nhau hoặc thậm chí cĩ thể là đối lập nhau.

4.1.2. Các bước tiến hành phân tích lợi ích - chi phí

Phân tích lợi ích chi phí cĩ thể được xem như là một quá trình vận hành, trong đĩ cĩ một số bước nổi bật; dĩ nhiên khơng phải bất cứ phân tích nào cũng cần phải thực hiện đầy đủ tất cả các bước này. Chẳng hạn như một dự án ngắn hạn sẽ khơng địi hỏi phải chiết khấu lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp, để cân nhắc cĩ nên triển khai một dự án hay khơng nên chọn triển khai dự án nào giữa các dự án được đề xuất, chúng ta cần bám theo các bước phân tích lợi ích - chi phí như sau:

4.1.2.1. Làm rõ vị trí của dự án

Khi bắt đầu phân tích, cần phải làm rõ dự án này là do ai thực hiện, ai sẽ trả chi phí và ai sẽ được hưởng lợi từ dự án. Chúng ta luơn phải làm rõ và nhất quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng như tính tốn được lợi ích và chi phí cho những người/nhĩm người khác nhau.

4.1.2.2. Xác định các phương án thay thế

Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng cần xem xét cĩ loại trừ lẫn nhau hay khơng và cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào trong phân tích. Ngồi ra, cũng cần phải trả lời câu hỏi nếu chúng ta thay đổi quy mơ, thời gian thực hiện của một dự án, chúng ta cĩ thể cĩ được những thay thế nào tương ứng ?

4.1.2.3. Đưa ra các giả định

Giả định là một phần thiết yếu của phân tích lợi ích - chi phí. Cĩ thể dùng giả định đối với hàng loạt các yếu tố liên quan đến số lượng hành hĩa - dịch vụ, chi phí, điều kiện thị trường, thời gian hay các mức lãi suất để phân tích.

4.1.2.4. Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế

Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án cũng như của các lựa chọn thay thế một cách đầy đủ nhất. Trong trường hợp này, việc xác định tổng lượng đầu vào và tổng lượng đầu ra là rất cần thiết vì thơng qua đĩ ta cĩ thể biết được các tác động.

4.1.2.5. Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này

Trong phân tích lợi ích - chi phí, tiền tệ là thước đo duy nhất để đánh giá nên cần phải quy mỗi tác động ra thành một giá trị tiền tệ nhất định.

4.1.2.6. Xử lý các tác động khơng được lượng hĩa

Cần phải liệt kê rõ bất kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trị bằng tiền. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới cĩ thể so sánh được giữa chúng với những chi phí và lợi ích đã được lượng giá cụ thể.

4.1.2.7. Chiết khấu giá trị tương lai để cĩ được giá trị hiện tại

Đối với phần lớn các dự án mơi trường, cần phải tính tốn chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những thời điểm khác nhau. Người ta thường thực hiện việc này bằng cách sử dụng biện pháp chiết khấu lũy thừa (exponential discounting) để tính giá trị hiện tại của chi phí và lợi ích.

4.1.2.8. Xác định yếu tố khơng chắc chắn

Một vấn đề thường gặp nhất trong phân tích lợi ích - chi phí là sự thất bại trong việc xử lý rủi ro và các yếu tố khơng chắc chắn. Cần phải xác định được đầy đủ các khả năng gây ra rủi ro và khơng chắc chắn này một cách đầy đủ để đưa vào tính tốn. Chẳng hạn như, khi dự tốn cho một cơng trình xử lý nước thải ngành chế biến cà phê theo cơng nghệ ướt, tính thời vụ chính là khả năng gây ra rủi ro và khơng chắc chắn.

4.1.2.9. So sánh lợi ích và chi phí

Sau khi đã tính tốn được (hay ít nhất là đã liệt kê ra được) các chi phí và lợi ích, chúng ta phải so sánh chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện tại (Net Present Value ~ NPV) của dự án cĩ thể mang lại dương hay khơng. Nếu đang xem xét lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án nào cĩ mức NPV cao nhất và phải thỏa mãn giá trị dương là dự án sẽ được chọn.

Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí là việc đánh giá một cách cĩ hệ thống tồn bộ lợi ích và chi phí của một tiến trình được dự báo/tính trước hoặc của một vài tiến trình khác nhau của các hoạt động. Tiêu chuẩn lợi ích - chi phí dù cho cĩ được thực hiện hay khơng thì ngay chính bản thân thuật ngữ cũng đã xác định được điều đĩ. Theo đĩ, tiêu chuẩn lợi ích - chi phí khơng gì khác hơn chính là sự mơ tả về thái độ cư xử cĩ lý trí của con người. Nĩi cách khác, ai sẽ hành động như là người cĩ lý trí thì khơng bao giờ để cho chi phí vượt trội lên trên lợi ích. Mặc dù, tính đơn giản của cách thức suy xét này dễ làm cho người ta nhầm lẫn, nhưng phương pháp tiếp cận lợi ích - chi phí chính nĩ đã gĩp phần đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề cĩ tính chất kinh tế, xã hội và mơi trường như hiện nay.

Việc so sánh và phân định giữa lợi ích và chi phí một cách cĩ hệ thống và việc cân nhắc mọi giải pháp cho ta thấy rằng phương pháp tiếp cận vấn đề của những nhà kinh tế học cĩ thể khác so với phương pháp tiếp cận của các nhà chuyên mơn khác. Chúng tơi biên soạn chương này vì chúng tơi cho rằng việc phân tích tương tự như vậy sẽ đem lại sự thành cơng đáng kể khi được áp dụng cho những vấn đề đặc biệt cĩ liên quan đến khoa học về mơi trường.

4.2. NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH4.2.1. Nguyên tắc quyết định của cá nhân 4.2.1. Nguyên tắc quyết định của cá nhân

Trước khi tìm hiểu về nguyên tắc quyết định của cá nhân, chúng ta xem xét 2 khái niệm cơ bản sau:

- Lợi ích cá nhân chính là các yếu tố làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (gia tăng ý thích).

- Chi phí là tất cả các yếu tố làm giảm sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (thiệt hại mà cá nhân phải gánh chịu).

Cơ sở quyết định của các cá nhân chính là vấn đề tăng thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân họ. Nếu một cá nhân nào đĩ thích tình trạng A hơn tình trạng hiện tại thì lợi ích từ việc dịch chuyển tình trạng hiện tại sang tình trạng A là dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi cá nhân đưa ra quyết định đầu tư thực sự, họ cần phải tiến hành phân tích lợi ích - chi phí thơng qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: lựa chọn đối tượng và cơng nghệ sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất, cĩ tính đến xu thế phát triển trong tương lai bởi nhiều phương án.

- Giai đoạn 2: xem xét khả năng và chi phí cĩ liên quan đến việc cung cấp các yếu tố đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất... cũng như vấn đề tiêu thụ các sản phẩm đầu ra tương ứng với đối tượng và cơng nghệ được lựa chọn.

- Giai đoạn 3: xác định chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các phương án, cùng với việc tính tốn các yếu tố về giá cả được hình thành trên thị trường.

- Giai đoạn 4: so sánh lợi ích và chi phí của các phương án đưa ra để đi đến quyết định cuối cùng cho phương án lựa chọn của mình.

Đối với phương án A được lựa chọn thì phải thỏa mãn điều kiện BA > CA, hay BA - CA > 0. Tất nhiên, phương án tối ưu là phương án cĩ sự chênh lệch lớn nhất giữa lợi ích và chi phí (hiệu số của lợi ích và chi phí là lớn nhất), nghĩa là cĩ sự phân bổ tối ưu các nguồn tài nguyên cho dự án.

4.2.2. Nguyên tắc quyết định của xã hội

Trong rất nhiều trường hợp, lợi ích - chi phí tư nhân và lợi ích - chi phí xã hội cĩ sự mâu thuẫn với nhau, và thậm chí mâu thuẫn càng lớn hơn khi giá trị thị trường khơng thể tồn tại được. Chẳng hạn như, khơng cĩ giá thị trường cho vấn đề nước sạch và vệ sinh mơi trường, vấn đề hịa bình, vấn đề bảo vệ bầu khí quyển...

Như vậy, các lĩnh vực kinh tế xuất hiện sự thất bại của thị trường thì thị trường khơng thể hiện được gì trong chi phí và lợi ích xã hội biên tế. Chính vì thế, việc phân tích lợi ích - chi phí xã hội thường được dùng cho các phương án sản xuất hàng hĩa cơng.

Tuy nhiên, vẫn cĩ những loại hàng hĩa - dịch vụ thị trường vẫn được quyết định theo nguyên tắc xã hội. Chính ví vậy, phân tích lợi ích - chi phí xã hội vẫn được sử dụng trong trường hợp này.

Chẳng hạn khi xét đến ý thích cá nhân trong việc chuyển sang tình trạng A, ta thấy:

- Trường hợp 1: nếu mọi người đều thích chuyển sang tình trạng A (di dời nơi ở khỏi hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) thì xã hội dễ dàng xác định nguyên tắc quyết định (vì tất cả mọi người đều cĩ lợi từ việc chuyển tình trạng này).

- Trường hợp 2: cĩ nhiều người thích chuyển sang tình trạng A (những người cĩ lợi khi chuyển), số cịn lại khơng bận tâm đến việc di chuyển này (những người bàng quan giữa hai tình trạng) thì cũng sẽ rất đơn giản

trong việc xác định nguyên tắc quyết định. Trong trường hợp này, những người thích chuyển sang tình trạng A là những người cĩ lợi cịn những người bàng quan là những người khơng cĩ lợi và cũng khơng bị thiệt hại gì.

- Trường hợp 3: một số người thích chuyển (những người được lợi khi chuyển), số cịn lại chống đối (vì họ cho rằng việc chuyển sang tình trạng A sẽ gây ra thiệt hại cho họ). Trong trường hợp này chúng ta phải so sánh lợi ích và thiệt hại của tất cả các cá nhân để tìm ra nguyên tắc quyết định.

- Trường hợp 4: một số người khơng quan tâm, phần cịn lại chống đối với việc chuyển sang tình trạng A hoặc tất cả mọi người đều khơng thích chuyển sang tình trạng A vì họ cảm thấy khơng được bất cứ lợi ích gì khi chuyển.

Mặc dù, rất nhiều người phản đối việc so sánh thỏa mãn của từng cá nhân với nhau; nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn thường dùng giải pháp so sánh này bởi vì khơng thể tìm thấy một giải pháp nào cho nguyên tắc quyết định xã hội mà khơng cần đến sự so sánh như thế và cũng khĩ cĩ thể cĩ một chính sách nào mà mọi thành viên trong xã hội đều cĩ lợi (khơng một ai bị hại) và ngược lại.

Như vậy, nguyên tắc quyết định của xã hội phải dựa vào cơ sở tổng hợp các ý thích của mọi người trong xã hội tuân theo một hệ thống thể chế, pháp luật và mang tính đạo đức.

4.2.3. Giá sẵn lịng trả và đường cầu xã hội

4.2.3.1. Giá sẵn lịng trả

Giá sẵn lịng trả hay bằng lịng trả tiền (Williness to pay - WTP) là thước đo được các nhà kinh tế học cũng như các nhà kinh tế học mơi trường sử dụng để đo lường lợi ích và thiệt hại mơi trường trong xã hội.

Bằng lịng trả tiền phản ánh cường độ ý thích cơ bản của cá nhân về hàng hĩa - dịch vụ trên thị trường. Dĩ nhiên là trong nền kinh tế hiện nay cĩ rất nhiều loại hàng hĩa - dịch vụ để lựa chọn; do vậy, họ cĩ quyền trả chi phí để tiêu thụ loại hàng hĩa – dịch vụ này thay vì loại hàng hĩa - dịch vụ khác. Trong trường hợp này, ta cĩ thể nĩi rằng người ta sẵn lịng trả tiền cho một mối lợi và phải chịu đựng với một mối lợi khác.

Như vậy, WTP là rất cần thiết để giải quyết vấn đề một cá nhân hay một số cá nhân thích chuyển sang tình trạng A, cịn một số cá nhân khác lại khơng thích (và thậm chí là chống đối) việc chuyển sang tình trạng A này.

Ví dụ, khi xem xét việc chuyển sang tình trạng A của một số cá nhân, ta thu được các dữ liệu sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 Q (Sản lượng)

- Cá nhân thứ nhất: WTP để chuyển sang tình trạng A là 100 đồng.

- Cá nhân thứ hai: WTP để chuyển sang tình trạng A là 70 đồng.

- Cá nhân thứ ba: WTP để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A là 50 đồng.

- Cá nhân thứ tư: WTP để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A là 20 đồng.

Xem xét ví dụ trên ta thấy cá nhân thứ nhất và cá nhân thứ hai cĩ lợi, trong khi đĩ cá nhân thứ ba và cá nhân thứ tư cĩ hại (phải chịu đựng cho việc chuyển sang tình trạng khác). Nếu gọi TB (total benefits) là tổng lợi ích xã hội (giá trị của TB cĩ thể dương, cũng cĩ thể là âm), thì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TB = WTP1 + WTP2 - WPT3 - WPT4 = 100 + 70 - 50 - 20 = 100 > 0 Do TB > 0 nên xét chung cho tồn xã hội, việc chuyển sang trạng thái A sẽ cĩ lợi.

Bây giờ, chúng ta giả sử cĩ rất nhiều loại hàng hĩa - dịch vụ để một cá nhân lựa chọn. Ban đầu cá nhân này chưa cĩ bất cứ thứ gì và xét giả định về quy luật lựa chọn mua hàng của cá nhân đĩ ta thấy:

- Đơn vị hàng hĩa - dịch vụ thứ nhất, giá 10 đồng.

- Đơn vị hàng hĩa - dịch vụ thứ hai, giá 9 đồng.

- Đơn vị hàng hĩa - dịch vụ thứ ba, giá 7 đồng.

- Đơn vị hàng hĩa - dịch vụ thứ tư, giá 5 đồng.

- Đơn vị hàng hĩa - dịch vụ thứ năm, giá 4 đồng.

- Đơn vị hàng hĩa - dịch vụ thứ sáu, giá 3 đồng.

Các số liệu trên thể hiện mối quan hệ kinh tế cơ bản rằng “sự bằng lịng trả tiền giảm xuống” và phù hợp với quy luật là khi cĩ số đơn vị tiêu thụ tăng lên thì sự bằng lịng trả tiền cho các đơn vị hàng hĩa - dịch vụ được mua thêm sẽ giảm xuống.

Biểu diễn quan hệ kinh tế cơ bản lên trục giá cả (P) và trục sản lượng tiêu thụ (Q) như sau (xem hình 4.1).

0 1 2 3 4 5 6 7 Q (Sản lượng)

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 43 - 48)