THỊ TRƯỜNG MUA BÁN GIẢM PHÁT THẢI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 153 - 155)

Chương 8 KINH DOANH QUYỀN PHÁT THẢ

8.4.THỊ TRƯỜNG MUA BÁN GIẢM PHÁT THẢI Ở VIỆT NAM

Trước hết, Việt Nam là một nước cĩ tiềm năng để thực hiện việc giảm phát thải. Hiện tại, Việt Nam khơng được xếp vào Annex I của thế giới, nghĩa là việc phát thải chung vào thế giới cịn quá nhỏ bé, chưa phải bắt buộc giảm, nên rất cĩ tiềm năng để các nước phát triển đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các dự án CDM, để họ cĩ thể nhận được một chứng chỉ.

Là một trong những nước đang phát triển, Việt Nam nhanh chĩng tham gia cam kết với các tổ chức quốc tế, như ký kết cơng ước khung, nghị định thư Kyoto, tham gia dự án CDM, cĩ chỉ định cơ quan đầu mối quốc gia, phê chuẩn nghị định thư Kyoto... tức là đủ điều kiện theo quy định của tổ chức quốc tế thực hiện xây dựng và thực hiện các dự án CDM.

Việt Nam cũng đã cĩ nhiều ngành bước đầu xây dựng các dự án tiềm năng về CDM trong các lĩnh vực: bảo tồn và tiết kiệm năng lượng; chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hố thạch; thu hồi và sử dụng CH4 từ bãi rác và từ khai thác than; ứng dụng năng lượng tái tạo; trồng mới rừng cây và tái trồng rừng; thu hồi và sử dụng khí đốt đồng hành.

Do thị trường mua bán giảm phát thải cịn quá mới mẻ, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các nhà doanh nghiệp cịn cĩ quá ít lượng thơng tin về thị trường này, do đĩ mặc dù tiềm năng thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng cịn quá ít các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký dự án cho đơn vị mình.

Như vậy, đã đến lúc nhà nước phải phổ biến rộng rãi hơn, cung cấp nhiều thơng tin hơn cho các nhà doanh nghiệp để họ cĩ thể cân nhắc khi tham gia thị trường. Cần khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận càng nhanh càng tốt, vì phần “được” sẽ nhiều hơn nếu là doanh nghiệp đi tiên phong.

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 153 - 155)