Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 94 - 95)

- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo

3.1.1.Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán nhà nước

Để nhanh chóng đưa Luật KTNN vào cuốc sống, KTNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Ngay sau khi Luật KTNN được thông qua, Tổng KTNN đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Luật. Ban Chỉ đạo đã huy động cán bộ, KTV có nhiều kinh nghiệm trong toàn ngành tập trung trí tuệ và thời gian để phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, bộ, ngành liên quan xây dựng trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật KTNN. Cho đến nay, bằng việc chủ động và khẩn trương đã ban hành 08 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 03 nghị định của Chính phủ, 04 thông tư và thông tư liên tịch, 01 quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an. Trong phạm vi thẩm quyền, Tổng KTNN cũng đã ban hành 63 quyết định trong đó có 31 văn bản QPPL để cụ thể hoá các quy định của Luật KTNN, quy chế hoá các hoạt động làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động KTNN trên thực tế, làm cơ sở để quản

lý, điều hành các hoạt động của ngành theo hướng minh bạch, công khai, chuyên nghiệp và chính quy hoá, tạo cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là để nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát, quản lý đạo đức nghề nghiệp của KTV.

Tuy nhiên, một số quy định của Luật KTNN cần được quy định cụ thể như về thành lập hệ thống kiểm toán nội bộ (khoản 3 Điều 6); KTNN trình ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổ ngân sách trung ương (khoản 4 Điều 15) đến nay vẫn chưa được ban hành cũng làm ảnh hưởng đến tính đồng bộ và gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc tổ chức nghiên cứu, triển khai xây dựng, hoàn thiện một số văn bản quan trọng làm cơ sở cho quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán còn chậm, như: hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán, Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán, Quy trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán...còn chậm đã ảnh hưởng đến việc chỉ đạo, điều hành và nâng cao chất lượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 94 - 95)