- Chân piston:
d) Lỗ có vát mép và bên ngoài có rãnh; e) Dạng mép lỗ có ứng suất tập trung nhỏ nhất
Hình 3.40.
Lỗ hứng dầu bôi trơn cho bệ chốt Hình 3.41. Sơ đồ lắp ghép và trạng thái chịu lực của chốt piston
Hình 3.42. Biến dạng của chốt piston Hình 3.43. Quy luật phân bố lực trên chốt piston
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 3
1. Nêu các biện pháp giảm nhiệt và chống bó kẹt cho piston, séc măng?
2. Nêu các biện pháp lắp ghép chốt piston với đầu nhỏ thanh truyền và piston, trình bày ưu nhược điểm các phương pháp lắp ghép đó?
3. Vì sao piston động cơ đốt trong cần phải có séc măng dầu? Vẽ hình và trình bày hiện tượng bơm dầu của séc măng khí?
4. Trình bày cách tính khe hở miệng séc măng.
5. Nêu điều kiện làm việc của piston. Phân tích lý do chọn hợp kim nhôm làm vật liệu chế tạo piston.
CHƢƠNG 4: KẾT CẤU NHÓM THANH TRUYỀN
Nhóm thanh truyền gồm: Thanh truyền, bạc đầu to và bu lông thanh truyền
4.1. THANH TRUYỀN
4.1.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc của thanh truyền
Nhiệm vụ:
- Thanh truyền dùng để nối piston và trục khuỷu.
- Biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại.
Điều kiện làm việc:
- Chịu tác động của lực khí thể.
- Chịu tác động của lực quán tính nhóm piston. - Chịu tác động của lực quán tính nhóm thanh truyền.
Các tải trọng này là tải trọng động, tác động đến thanh truyền.
Vật liệu chế tạo thanh truyền:
Vật liệu chế tạo thanh truyền phải có độ bền cơ học, độ cứng vững cao, thông thường là thép các bon hoặc thép hợp kim:
- Loại động cơ tĩnh tại và tàu thuỷ, động cơ tốc độ thấp thường dùng thép các bon: 30, 35, 40, 45.
- Loại động cơ ô tô máy kéo và động cơ tốc độ cao thường dùng các loại thép hợp kim: 40Cr, 40CrNi, 40CrMo, 18CrNi.
Do tình trạng chịu lực phức tạp nên thanh truyền được chế tạo bằng phương pháp rèn khuôn.
4.1.2. Phân loại
Thanh truyền có thể phân làm ba loại chính sau đây: