Đặc điểm kết cấu của xupáp treo

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 85 - 88)

- Buồng cháy dự bị

b. Đặc điểm kết cấu của xupáp treo

Hình 765. Hệ thống phân phối khí xu páp treo

Khi bố trí một dãy, xu páp có thể đặt xen kẽ nhau như hình 7.6. Kiểu bố trí đường nạp và đường thải trên hình này thường dùng cho động cơ diesel. Trong động cơ xăng, đường thải và đường nạp thường phải bố trí về cùng một phía để ống thải có thể sấy nóng ống nạp làm cho nhiên liệu dễ bay hơi. Ngược lại động cơ diesel thường bố trí đường thải và đường nạp về hai phía là để giảm sự sấy nóng không khí nạp, do đó nâng cao được hệ số nạp.

Các động cơ đốt trong có hệ thống phân phối khí dùng xu páp ngày nay đều bố trí xu páp theo phương án treo.

Khi dùng hệ thống phân phối khí xu páp treo, buồng cháy rất gọn, diện tích mặt truyền nhiệt nhỏ, vì vậy giảm được tổn thất nhiệt.

Hệ thống phân phối khí xu páp treo có thể bố trí xu páp theo nhiều kiểu khác nhau. Cách bố trí phụ thuộc vào hình dạng buồng cháy và kết cấu của hệ thống phân phối khí.

Bố trí hai dãy xu páp có thể dùng một hoặc hai trục cam, việc bố trí đường thải và đường nạp thuận lợi, nhất là đối với động cơ diesel.

Hình 7.7. Sơ đồ bố trí hai dãy xu páp

Khi bố trí như thế kết cấu của hệ thống phân phối khí rất phức tạp nhưng có thể tăng được tiết diện lưu thông rất nhiều do đó có thể tăng khả năng cường hóa động cơ.

Trong các động cơ có đường kính xi lanh lớn và các động cơ hiện đại thường dùng bốn xu páp để tăng diện tích tiết diện lưu thông và để giảm đường kính nấm xu páp, khiến cho xu páp không bị quá nóng và tăng được sức bền.

Hình 7.8. Các chi tết trong hệ thống phân phối khí kiểu treo

7.3.3. Phƣơng án dẫn động trục cam

OHV (Overhead Valves): Trục cam nằm dưới và tác động vào van qua các tay đòn.

Hình 7.9. Trục cam bố trí ở trên (phải); Truc cam bố trí dưới (trên)

SOHC (Single Overhead Camshaft) nghĩa rằng động cơ có duy nhất một trục cam bố trí ở đỉnh máy, phía trên các van. Trục cam dẫn động trực tiếp cả xu-páp nạp và xả thông qua con đội hoặc cò mổ. SOHC cho phép bố trí 2 hoặc 3 van cho mỗi xi-lanh, nếu dùng 4 van, kết cấu truyền động sẽ rất phức tạp.

DOHC (Double Overhead Camshaft) chỉ loại động cơ sử dụng 2 trục cam bố trí trên đỉnh mỗi xi-lanh. Phương án bố trí 4 van cho mỗi xi-lanh tương đối dễ dàng. Động cơ có thể đạt tốc độ vòng quay lớn. Đồng thời cho phép đặt xu-páp ở các vị trí tối ưu tăng khả năng vận hành. Tuy nhiên nhược điểm là trong lượng hệ thống phân phối khí tăng, kết cấu phức tạp, tốn nhiều công suất quay trục cam và giá thành cao.

Hình 7.10. Bố trí trục cam kiểu SOHC và DOHC

Variable Valve Timing interligent

- Phương án dẫn động bằng bánh răng:

+ Dẫn động bằng bánh răng trụ răng thẳng hoặc nghiêng. + Dẫn động bằng bánh răng côn.

Ưu điểm rất lớn là kết cấu đơn giản, do cặp bánh răng phân phối khí thường dùng bánh răng nghiêng nên ăn khớp êm và bền.

Tuỳ vị trí của trục cam xa gần trục khuỷu mà có thể truyền động bằng một cặp bánh răng trụ hay qua bánh răng trung gian hay đai răng và bánh răng côn nhưng phải bảo đảm các vấn đề sau:

SOHC DOHC

OHC

Hình 7.11. Các phương án dẫn động trục cam a) Dẫn động trục cam dùng bánh răng côn; b) Dẫn động trục cam dùng bánh răng trung gian; e) Dẫn động trục cam dùng xích có bộ phận căng xích

+ Giải quyết vấn đề lực dọc trục cho bánh răng nghiêng, côn + Bảo đảm ăn khớp chính xác, lắp đúng dấu.

+ Làm bánh răng gỗ hoặc phíp để ăn khớp êm. - Phương án dẫn động bằng bằng xích:

+ Ưu điểm: gọn nhẹ, có thể dẫn động được trục cam ở khoảng cách lớn. + Nhược điểm: là đắt tiền hơn so với dẫn động bằng bánh răng.

- Dẫn động bằng đai:

+ Ưu điểm: truyền động êm, ít tiếng ồn, không cần bôi trơn, giá thành rẻ. + Nhược điểm: phải định kì thay dây đai.

Hình 7.12. Dấu cân cam

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)