Đuôi trục khuỷu

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 57 - 58)

- Chân piston:

d. Đuôi trục khuỷu

Đuôi trục khuỷu thường lắp với các chi tiết máy của động cơ để truyền dẫn công suất ra ngoài máy công tác.

Trục thu công suất động cơ thường đồng tâm với trục khuỷu dùng mặt bích trục khuỷu để lắp bánh đà và ở đuôi có gia công một lỗ để đỡ đầu trục sơ cấp của hộp số. Hình 5.13. Đuôi trục khuỷu có mặt bích để lắp bánh đà 1- chốt định vị; 2- vành ngăn dầu Hình 5.14. Đuôi trục khuỷu có mặt côn để lắp bánh đà 5.15. Đuôi trục khuỷu có bánh răng dẫn động cơ cấu phụ

Ngoài kết cấu dùng để lắp bánh đà và đỡ đầu trục sơ cấp của hộp số trên đuôi trục khuỷu còn có lắp các bộ phận đặc biệt:

+ Bánh răng dẫn động cơ cấu phụ: Trong một vài loại động cơ do đặc điểm kết cấu nên cần phải bố trí dẫn động cơ cấu phụ như muốn lắp bánh răng đuôi trục khuỷu thì phía đuôi trục khuỷu phải có mặt bích để lắp bánh răng.

+ Vành chắn dầu trên đuôi trục khuỷu có tác dụng ngăn không cho dầu nhờn chảy ra khỏi các te.

5.1.5. Biện pháp t ng độ bền cho trục khuỷu

Trục khuỷu là một chi tiết máy rất quan trọng nên khi thiết kế cần cố gắng tìm mọi biện pháp để tăng độ bền cho trục khuỷu.

a. Các biện pháp thiết kế

Lựa chọn kết cấu hợp lý là biện pháp có hiệu quả rất cao. Để tăng độ bền của trục khuỷu, người ta thường dùng các biện pháp sau đây:

- Tăng độ trùng điệp  giữa trục và chốt khuỷu. Theo thực nghiệm khi tăng , độ bền mỏi tăng rất nhiều:  = 10 mm độ bền mỏi tăng 3,5%;  = 20 mm, độ bền mỏi tăng 29%;  = 30 mm, độ bền mỏi tăng 75%.

- Tăng bán kính góc lượn r giữa cổ, chốt và má khuỷu. Bán kính góc lượn có thể là một tổ hợp của nhiều bán kính. Tăng bán kính góc lượn, ứng suất tập trung vùng góc lượn sẽ giảm.

- Tăng chiều rộng và chiều dày của má khuỷu. Dùng dạng má khuỷu tròn có độ bền khá cao.

- Khoét bỏ những vùng kim loại chịu ứng suất lớn để phân tán đường sức được đồng đều làm giảm ứng suất tập trung. Dạng kết cấu này thường dùng cho trục khuỷu đúc bằng graphít cầu.

- Bố trí lỗ dẫn dầu lên chốt và lỗ dầu trên mặt chốt lệch khỏi mặt chịu ứng suất

lớn. Hình 5.16. Bố trí góc lượn của phần chuyển tiếp từ cổ

trục, chốt khuỷu đến má khuỷu

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)