Nắp xi lanh 4 lớp vách

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 72 - 73)

- Chân piston:

b. Nắp xi lanh 4 lớp vách

Đặc điểm kết cấu của loại nắp xi lanh này là: - Trên nắp có bố trí đường thải, đường nạp.

- Đối với động cơ diesel có buồng cháy phụ thì còn chứa buồng cháy, lỗ lắp vòi phun v.v... Vì vậy, tiết diện ngang của nắp xi lanh ít nhất cũng bốn lớp.

Tuỳ theo kiểu loại động cơ mà người ta lựa chọn kết cấu khác nhau.

Ví dụ, vị trí của đường thải, nạp có thể ở cùng về một bên, cũng có thể mỗi đường về một bên.

- Buồng cháy phụ kết cấu phức tạp hơn buồng cháy thống nhất nhưng vòi phun có thể bố trí nghiêng về một bên, trong khi đó vòi phun của buồng cháy thống nhất lại bắt buộc phải bố trí chính giữa nắp xi lanh, trùng với tâm đường kính xi lanh.

- Vị trí các lỗ nước cũng tuỳ thuộc vào cách điều khiển chiều dòng nước làm mát; thường ưu tiên cho vùng có nhiệt độ cao như buồng cháy, đế xupáp thải v.v...

- Các lỗ gu dông quy lát cũng xuyên qua các khối trụ trên nắp và được bố trí đều xung quanh đường kính xi lanh.

Ngoài cách phân loại như trên, người ta còn phân loại nắp xi lanh theo hai kiểu: nắp đơn và nắp chung.

- Loại nắp đơn thường được dùng cho động cơ một xi lanh (xăng hoặc diesel) hoặc động cơ tĩnh tại và tàu thuỷ có công suất lớn hàng vạn mã lực.

- Loại nắp chung thường dùng cho các động cơ xăng và diesel ôtô máy kéo, máy ủi, máy xúc, các máy phát điện và tàu sông có công suất dưới 500 mã lực.

Trong loại nắp chung còn có thể chia thành nắp kép (dùng cho hai xi lanh) nắp chung 3 xi lanh, nắp chung 4 xi lanh và chung 6 xi lanh. Để đảm bảo bao kín, loại nắp xi lanh nào cũng có gioăng quy lát tương ứng. Các loại gioăng này có thể là gioăng đồng, amiăng, cao su, chất dẻo, nhôm hoặc vật liệu tổng hợp khác...

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)