- Chân piston:
1. Vấu lưỡi gà định vị; 2 Bạc lót
- Để lắp ráp với trục khuỷu một cách dễ dàng đầu to thanh truyền thường được cắt làm hai nửa và lắp ghép với nhau bằng bulông hay vít cấy. Do đó bạc lót cũng phải được chia làm hai nửa và phải được cố định trong lỗ đầu to thanh truyền (Hình 4.13) thể hiện của dạng kết cấu này gọi là kiểu vấu lưỡi gà.
- Đối với động cơ cỡ lớn, để dễ chế tạo người ta chế tạo đầu to thanh truyền riêng rồi lắp với thân thanh truyền (hình 4.14a). Bề mặt lắp ghép giữa thân và đầu to thanh truyền được lắp các tấm đệm thép dày 520 mm để có thể điều chỉnh tỷ số nén cho đồng đều giữa các thành xylanh.
Trong một số trường hợp do kích thước đầu to quá lớn nên đầu to thanh truyền được chia làm 2 nửa bằng mặt phẳng chéo để bắt lọt vào xylanh khi lắp ráph, nh 4.14b. Khi đó mối ghép sẽ phải có kết cấu chịu lực cắt thay cho bulông thanh truyền như vấu hoặc răng khía.
- Để giảm kích thước đầu to thanh truyền có loại kết cấu bản lề và hãm bằng chốt côn, hình 4.14c.
- Một số động cơ 2 kỳ cỡ nhỏ có thanh truyền không chia làm hai nửa phải dùng ổ bi đũa, hình 4.14d được lắp dần từng viên.
- Một số động cơ xylanh kiểu chữ V hoặc hình sao, thanh truyền của hai hàng xylanh khác nhau, thanh truyền phụ không lắp trực tiếp với trục khuỷu mà lắp với chốt phụ trên thanh truyền chính, hình 4.14e.
- Hai thanh truyền được lắp lồng với nhau trên trục khuỷu nên 1 thanh truyền có đầu to dạng hình nạng, hình 4.14f.
Đối với động cơ có trục khuỷu trốn cổ, để bố trí khoảng cách giữa các xylanh hợp lý, chiều dày đầu to không đối xứng qua mặt phẳng dọc của thân thanh truyền (hình 4.14g)
Hình 4.14. Một số dạng đầu to thay truyền dùng trên ô tô máy kéo
- Hình 4.14a,b là phổ biến nhất vì nó tăng được tiết diện của thanh truyền, tăng đường kính của trục cơ, dễ tháo lắp
Hình 4.15. Đầu to thanh truyền của động cơ ô tô, máy kéo và động cơ tĩnh tại
Kích thước đầu to thanh truyền phụ thuộc vào đường kính và chiều dài chốt khuỷu.
Hình 4.16.