Bơm trục vít

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 112 - 115)

- Buồng cháy dự bị

d. Bơm trục vít

Bơm trục vít (hình 8.18). Bơm gồm trục vít chủ động 1 ăn khớp với hai hoặc bốn trục vít bị động. Khi trục chủ động quay; các trục vít guồng dầu nhờn từ khoang dầu áp suất thấp a, sang khoang dầu áp suất cao b.

Hình 8.18. Bơm trục vít dùng cho động cơ diesel

8.4.3. K t làm mát dầu nhờn

Trong quá trình làm việc, nhiệt độ ma sát từ các ổ trục truyền cho dầu nhờn, khiến nhiệt độ của dầu tăng ảnh hưởng đến độ nhớt của dầu. Vì vậy dầu nhờn trong hệ thống bôi trơn cần được làm mát để giữ nhiệt độ làm mát ổn định. Các loại động cơ diesel tĩnh tại và tàu thủy thường dùng két làm mát bằng nước. Kết cấu điển hình của loại két này giới thiệu trên hình (8.19).

Két làm mát dầu loại này thường là một thùng có các ống dẫn nước lồng trong các bản ngăn 2. Dòng nước đi thẳng qua các ống còn dòng dầu đi lượn qua các lỗ trên vách ngăn 2, như trên hình (8.19).

Loại két làm mát dầu nhờn của động cơ xăng, nhất là động cơ ôtô, thường có kết cấu giống như két nước, cũng dùng gió để làm mát và thường đặt trước két nước. Quạt gió sẽ hút gió qua két để làm mát dầu. Loại két làm mát dầu này thường có kết cấu thông dụng như hình (8.19).

Hình 8.19.

Két làm mát dầu nhờn bằng nước 1 và 2. Bản đáy; 2. Vách ngăn; 3. Van xả dầu; 4. Nắp két nước; 5. Đường

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 8

1. Trình bày nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và công dụng của dầu bôi trơn

2. Vẽ hình, trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức cacte ướt. 3. Vẽ hình, trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức cacte khô. 4. Phân tích ưu nhược điểm của bầu lọc li tâm.

CHƢƠNG 9. HỆ THỐNG LÀM MÁT ĐỘNG CƠ 9.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI 9.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI

9.1.1. Nhiệm vụ của hệ thống làm mát

Thực hiện việc truyền nhiệt nhanh từ khí cháy đến môi chất làm mát để đảm bảo các chi tiết có chế độ nhiệt tối ưu khi làm việc, tránh hiện tượng bị bó kẹt, bị cháy hỏng hoặc giảm tính năng cơ lý.

9.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống làm mát

Cường độ làm mát phải đảm bảo không để các chi tiết của động cơ không quá nóng hoặc quá nguội.

Nếu nóng, độ nhớt dầu bôi trơn giảm, ma sát tăng, có thể do giãn nở nhiệt mà bó piston, dễ kích nổ đối với động cơ xăng, gây các phụ tải nhiệt làm giảm độ cứng, độ bền và tuổi thọ của chi tiết.

Nếu quá nguội thì tổn thất nhiệt nhiều, nhiệt lượng dùng sinh công ít, hiệu suất của động cơ thấp, nhiên liệu ngưng tụ ở thành xi lanh làm cho màng dầu bôi trơn bị nhiên liệu rửa sạch, thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu tạo axit ăn mòn nhanh kim loại.

9.1.3. Phân loại

Phân loại theo môi chất làm mát hệ thống làm mát có thể phân thành các loại sau đây: - Hệ thống làm mát bằng chất lỏng.

- Hệ thống làm mát bằng không khí.

Hệ thống làm mát bằng chất lỏng theo cách làm mát chia ra làm 3 loại:

a. Loại bốc hơi;

b. Loại đối lưu tự nhiên; c. Loại tuần hoàn cưỡng bức;

Theo số vòng và kiểu tuần hoàn hệ thống làm mát bằng nước phân thành hai loại:

a. Một vòng tuần hoàn kín;

b. Hai vòng tuần hoàn (một kín một hở).

Theo nhiệt độ làm mát của chất lỏng

a. Làm mát nhiệt độ thấp; b. Làm mát nhiệt độ cao.

9.2. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG CHẤT LỎNG 9.2.1. Làm mát kiểu bốc hơi 9.2.1. Làm mát kiểu bốc hơi

Sơ đồ hệ thống làm mát kiểu bốc hơi giới thiệu trên, hình 9.1.

Làm mát bằng nước nhờ bốc hơi là loại đơn giản nhất. Hệ thống này không cần bơm, quạt.

Khoang chứa nước có hai phần: khoang chứa nước làm mát trong thân máy và khoang chứa nước bốc hơi trong thùng nước lắp với thân.

Khi động cơ làm việc, nước bao bọc xung quanh buồng cháy sẽ sôi. Nước sôi nổi lên mặt thoáng của thùng chứa bốc hơi ra ngoài. Nước nguội có tỷ trọng lớn sẽ xuống điền chỗ cho nước nóng đã nổi lên tạo thành đối lưu tự nhiên. Nguyên lý làm mát là lợi dụng nước thu nhiệt, hoá hơi để đưa nhiệt ra ngoài.

Cứ 1 kg nước hoá hơi cần một nhiệt lượng là 595 (kcal/kg). Vì vậy tùy theo kiểu, công suất động cơ mà thiết kế hệ thống làm mát sao cho lượng nước sôi hóa hơi đảm bảo thu hết nhiệt lượng cần thiết phải làm mát.

Khi làm mát bằng cách bốc hơi, cần có nguồn nước bổ sung kịp thời mức nước trong thùng chứa. Vì vậy kiểu làm mát bốc hơi này không thích hợp đối với loại động cơ dùng cho các phương tiện vận tải.

+ Ưu điểm: có kết cấu đơn giản và do đặc tính lưu động đối lưu tự động thay đổi theo phụ tải. Tuy vậy hệ thống này chỉ dùng trong nông nghiệp.

+ Nhược điểm: tiêu hao nước nhiều và hao mòn thành xi lanh không đều, dầu bôi trơn chóng lão hoá.

Hình 9.1. Sơ đồ hệ thống làm mát bốc hơi 1. Khoang chứa nước bốc hơi; 2. Khoang chứa nước trong thân máy; 3. Các te chứa dầu; 4. Thùng nhiên liệu

9.2.2. Hệ thống làm mát đối lƣu tự nhiên

Nguyên lý hoạt động:

Làm mát bằng phương pháp đối lưu tự nhiên, nước lưu động tuần hoàn nhờ độ chênh áp lực hai cột nước nóng và nước lạnh.

Ưu nhược điểm:

Do chênh lệch nhiệt độ nước vào và nước ra lớn nên thành xi lanh được làm mát không đều. Muốn giảm nhiệt độ chênh lệch nước vào và ra thì phải tăng kích thước thùng chứa, nhưng kết cấu sẽ cồng kềnh. Vì vậy, kiểu làm mát bằng tuần hoàn đối lưu tự nhiên thường chỉ gặp trong động cơ tĩnh tại, hình 9.2.

Hình 9.2. Sơ đồ hệ thống làm mát đối lưu tự nhiên 1. Đường nước; 2. Xi lanh; 3. Đường nước vào két làm mát;

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)