Thân thanh truyền

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 40 - 41)

- Chân piston:

b. Thân thanh truyền

Thân thanh truyền: Là phần thanh truyền nối giữa đầu nhỏ và đầu to. Kết cấu của thân thanh truyền phụ thuộc vào tiết diện ngang thân thanh truyền

- Loại thân thanh truyền có tiết diện tròn: Thường dùng trong động cơ tĩnh tại và tàu thuỷ tốc độ thấp.

Hình 4.12. Tiết diện thân thanh truyền

Ưu điểm của các loại này là dễ chế tạo theo phương pháp rèn tự do và dễ gia công. Khuyết điểm của loại thân thanh truyền này là sử dụng vật liệu không hợp lý.

- Thân thanh truyền có tiết diện chữ I: Được dùng rất nhiều trong động cơ ô tô máy kéo và các loại động cơ cao tốc. Loại thân có tiết diện này sử dụng vật liệu rất hợp lý, thường chế tạo theo phương pháp rèn khuôn, thích hợp với phương án sản xuất lớn.

Ở một vài động cơ nhiều hàng xi lanh, đôi khi dùng loại thanh truyền có tiết diện chữ H để tăng bán kính chuyển tiếp từ thân đến đầu to thanh truyền nhằm tăng độ cứng vững của thân thanh truyền.

- Thân thanh truyền có tiết diện hình chữ nhật và hình ô van: Thường dùng trong động cơ mô tô, xuồng máy, động cơ cỡ nhỏ. Loại thân này kết cấu đơn giản dễ chế tạo.

Đôi khi để tăng độ cứng vững và dễ khoan đường dầu bôi trơn, thân thanh truyền có gân gia cố trên suốt chiều dài của thân.

Đường kính lỗ dẫn dầu thường bằng 48 mm. Đường kính lỗ dẫn dầu phải bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng dầu bôi trơn và nhanh chóng đưa dầu lên bôi trơn khi khởi động.

Do công nghệ khoan lỗ dầu khó khăn nhất là đối với các loại thanh truyền dài, nên có khi người ta gắn ống dẫn dầu bôi trơn ở phía ngoài thân thể để đưa dầu từ đầu to lên đầu nhỏ.

Chiều rộng h của thân thanh truyền tăng dần từ đầu nhỏ lên đầu to để phù hợp với quy luật phân bố của lực quán tính tác dụng lên thân thanh truyền trong mặt phẳng lắc. Lực quán tính phân bố theo quy luật hình tam giác.

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)