Thân máy liền hộp trục khuỷu

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 63 - 67)

- Chân piston:

a. Thân máy liền hộp trục khuỷu

Thường được gọi là loại "thân xi lanh - hộp trục khuỷu".

Đặc điểm kết cấu của loại này là:

Phần thân máy đúc liền với nửa trên hộp trục khuỷu, có độ cứng vững lớn còn cácte chỉ là một máng thép chứa dầu bôi trơn.

Loại thân xi lanh - hộp trục khuỷu có ba kiểu chịu lực sau đây:

a1. Xi lanh chịu lực

Vỏ thân đúc liền với xi lanh.

Vì vậy khi lực khí thể tác dụng trên nắp xi lanh truyền qua các gu dông quy lát thì xi lanh và vỏ thân cùng chịu lực kéo.

Loại thân máy kiểu này thường dùng cho động cơ xăng công suất nhỏ và trung bình. Ưu điểm là có độ cứng vững cao, bao kín tốt (vì xi lanh đúc liền với thân) nhưng tính công nghệ đúc kém và không tiết kiệm vật liệu.

a2. Vỏ thân chịu lực

Hình 6.4. Thân máy kiểu vỏ thân chịu lực.

Loại thân máy này có đặc điểm là: Xi lanh đúc rời rồi lắp vào thân máy. Vì vậy, khi lực khí thể tác dụng lên thân thì chỉ có phần vỏ thân chịu kéo còn xi lanh hoàn toàn không chịu lực kéo này.

Loại thân máy này được dùng rất phổ biến cho động cơ diesel và động cơ xăng hiện đại. Nó có ưu điểm rất lớn là cải thiện được công nghệ đúc thân máy và tiết kiệm vật liệu quý. Khi sửa chữa thay thế xi lanh rất dễ dàng.

a3. Gu dông chịu lực

Đặc điểm kết cấu của loại thân máy này là:

Dùng các gu dông rất dài để liên kết các phần nắp xi lanh, thân máy với hộp trục khuỷu. Vì vậy khi lực khí thể tác dụng trên nắp xi lanh thì các gu dông này chịu lực kéo mà phần thân xi lanh thì không chịu lực kéo này.

Hình 6.5. Thân máy kiểu gu dông chịu lực Hình 6.6. Thân rời kiểu xi lanh chịu lực

b. Thân rời

Hình 6.7. Thân rời kiểu vỏ thân chịu lực Hình 6.8. Động cơ đầu máy diesel kiểu vỏ thân chịu lực

Phần thân máy được đúc riêng thành một khối, không liền với hộp trục khuỷu. Thân rời cũng có ba kiểu chịu lực như thân liền:

b1. Xi lanh chịu lực

Kiểu thân máy này dùng chủ yếu cho động cơ làm mát bằng gió.

b2. Vỏ thân chịu lực

Kiểu thân rời này cũng dùng lót xi lanh lắp vào đoạn thân rời.

b3. Gu dông chịu lực

Kiểu thân rời này thường dùng rất phổ biến trong động cơ diesel tàu thuỷ.

Các phần nắp xi lanh, thân máy, nửa trên hộp trục khuỷu, nửa dưới hộp trục khuỷu đều làm riêng khối.

Hình 6.9. Thân máy kiểu gu dông chịu lực

của động cơ tàu thủy Hình 6.10. Thân máy kiểu gu dông chịu lực

Nói chung khi thiết kế các loại thân máy, việc xác định kích thước (dài, rộng, cao) hoặc đặc thù kết cấu (bố trí đường nước làm mát, đường dầu, ổ trục cam, ổ trục khuỷu...) hoàn toàn dựa vào thiết kế bố trí chung trên cơ sở tham khảo công nghệ chế tạo phôi và gia công.

6.2.3. Đặc điểm kết cấu thân liền hộp trục khuỷu

Xi lanh liền hoặc là ống lót, xung quanh có đường nước làm mát.

Hình 6.11. Thân máy kiểu thân xi lanh - hộp trục khuỷu (vỏ thân chịu lực) của động cơ chữ V 1. Mặt phân chia ổ trục; 2,3,4. Đường dẫn dầu bôi trơn; 5. Mặt phân chia hộp trục khuỷu

Hình 6.12. Thân máy kiểu thân xi lanh - hộp trục khuỷu của động cơ xăng dùng xu páp treo 1. Ổ trục khuỷu; 2. Ổ trục cam; 3,4,5. Đường dầu bôi trơn

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)