Luỡi gà định vị bạc lót mỏng; 2 Rãnh vát chứa dầu và chống biến dạng; 3 Vai bạc lót

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 45 - 47)

- Chân piston:

1- Luỡi gà định vị bạc lót mỏng; 2 Rãnh vát chứa dầu và chống biến dạng; 3 Vai bạc lót

Động cơ tốc độ thấp thường dùng bạc lót dày, có chiều dày vỏ thép từ 3  6 mm, lớp hợp kim chịu mòn dày từ 1,5  3 mm. Vỏ thép được làm bằng thép các bon thấp để tăng khả năng bám dính của vật liệu chịu mòn và khả năng đàn hồi của bạc.

Bạc mỏng có chiều dày vỏ thép 0,9 - 3mm, vật liệu chịu mòn dày khoảng 0,4 - 0,7 mm. Ưu điểm loại bạc này là dễ sản xuất hàng loạt, ít tốn vật liệu chịu mòn, tiếp xúc tốt với lỗ đầu to nên truyền nhiệt tốt, giảm được kích thước và trọng lượng đầu to. Yêu cầu chế tạo với độ chính xác cao.

Để tránh cọ sát đầu to thanh truyền với má khuỷu bạc đầu to có thể có vai. Khe hở bạc với chốt khuỷu thường khoảng (0,0045 - 0,0015)dch. (mm) Khe hở mặt đầu bạc lót và má khuỷu thường khoảng 0,15 - 0,25mm. Định vị bạc thường dùng lưỡi gà.

4.3. BU LÔNG VÀ GUDÔNG THANH TRUYỀN 4.3.1. Nhiệm vụ 4.3.1. Nhiệm vụ

Bulông thanh truyền là chi tiết ghép nối hai nửa đầu to thanh truyền. Nó có thể ở dạng bulông hay vít cấy (gudông), tuy có kết cấu đơn giản nhưng rất quan trọng nên phải được quan tâm khi thiết kế và chế tạo. Nếu bulông thanh truyền do nguyên nhân nào đó bị đứt sẽ dẫn tới phá hỏng toàn bộ động cơ.

Hình 4.23. a) Bulông; b) gudông

4.3.2. Điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo

Trong quá trình làm việc, bu lông thanh truyền chịu các lực sau: - Lực siết ban đầu khi lắp ghép.

- Hợp lực của lực quán tính chuyển động tịnh tiến và lực quán tính quay của phần đầu to thanh truyền (không kể nắp đầu to).

Do bu lông thanh truyền rất quan trọng nên phải dùng thép hợp kim và dùng công nghệ tiên tiến để gia công nhằm tăng độ bền mỏi của bu lông thanh truyền.

Các loại thép hợp kim thường dùng là: thép 40CrNi; 40Cr; 35CrNi 3...

4.3.3. Kết cấu bu lông thanh truyền

Bu lông thanh truyền có kết cấu rất đa dạng, hình 4.24.

Hình dạng kết cấu, điều kiện lắp ghép, phương pháp gia công nhiệt luyện có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của bu lông thanh truyền.

Vì vậy phải dùng các biện pháp thiết kế, biện pháp công nghệ để tăng độ bền của bu lông thanh truyền.

4.3.4. Biện pháp nâng cao sức bền của bu lông thanh truyền

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)