- Chân piston:
b. Lót xi lanh ƣớt
Khi dùng lót xi lanh ướt, kết cấu của thân máy là vỏ thân chịu lực nên công nghệ đúc rất đơn giản.
Khi lót xi lanh mòn, hỏng, việc thay ống lót cũng hết sức dễ dàng. Các động cơ xăng và diesel ngày nay đều thường dùng lót xi lanh ướt.
Ưu điểm của loại lót xi lanh ướt là:
- Do trực tiếp tiếp xúc với nước làm mát nên đảm bảo quá trình truyền dẫn nhiệt tốt. - Cải thiện công nghệ đúc thân máy, tiết kiệm nguyên vật liệu quý và thay thế dễ dàng khi lót xi lanh bị mòn hỏng.
Tuy nhiên loại lót xi lanh này cũng tồn tại các khuyết điểm sau:
- Khó bao kín, dễ bị rò rỉ nước và hở khí.
- Độ cứng vững kém, dễ biến dạng khi chịu lực lớn. Kết cấu điển hình của ống lót xi lanh ướt giới thiệu trên hình (6.23).
Khi lắp lót xi lanh ướt vào thân máy, tuỳ theo kiểu loại mà phần vai tựa, mặt B và phần mặt trụ định vị mặt A hình 6.24 bố trí ở vị trí khác nhau.
Loại hình (a) là loại thường gặp nhất. Hình 6.23. Lót xi lanh ướt
Hình 6.24. Vị trí vai tựa của lót xy lanh
- Để đảm bảo bao kín, mặt đầu lót xi lanh thường nhô cao hơn mặt thân máy chừng 0,05 0,15 mm, phía dưới ống lót có lắp các loại gioăng nước (tròn, dẹt, một hay nhiều gioăng...) như hình 6.24c.
- Trong đó kiểu gioăng nước có tiết diện tròn như hình 6.24a được dùng rất phổ biến.
- Tiết diện gioăng thường chiếm khoảng 95 98% tiết diện rãnh. - Rãnh lắp gioăng có thể làm trên lót hoặc trên thân máy, hình 6.24b, c, d.
Các kiểu lắp gioăng đặc biệt như dùng nhiều gioăng có tiết diện khác nhau, hình 6.25c, dùng nhiều gioăng dẹt kết hợp với vành thép 1 rồi dùng đai ốc 3 siết chặt như hình 6.25e hay kiểu gioăng bao kín của động cơ diesel hai kỳ hình 6.25g đều được dùng tuỳ thuộc tính nắp của động cơ.
6.5. NẮP XI LANH VÀ DẠNG BUỒNG CHÁY
6.5.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc và yêu cầu đối với nắp xi lanh