Bơm bánh r ng

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 110 - 111)

- Buồng cháy dự bị

a. Bơm bánh r ng

Hình 8.15. Bơm bánh răng và sơ đồ nguyên lý làm việc của nó

1. Bánh răng dẫn động tên trục chủ động; 2. Trục chủ động; 3. Vòng đệm chặn lực dọc trục; 4. Bánh răng chủ động; 5. Bánh răng bị động; 6. Trục bị động; 7. Thân bơm; 8. Nắp bơm dầu : 9. Van an toàn; 10. Lò chủ động; 5. Bánh răng bị động; 6. Trục bị động; 7. Thân bơm; 8. Nắp bơm dầu : 9. Van an toàn; 10. Lò xo van an toàn; 11. Đường dẫn dầu; 12. Nắp van an toàn; 13. Rãnh triệt áp của bơm dầu; a. Đường dầu áp

Nguyên lý làm việc và kết cấu của bơm bánh răng:

Hai bánh răng của bơm dầu (số răng thường ít hơn 17) ăn khớp thường xuyên và quay theo chiều nhất định. Bơm dầu được trục khuỷu hay trục cam dẫn động, làm bánh răng chủ động 4 quay dẫn động bánh răng bị động 5. Dầu nhờn từ đường dầu áp suất thấp a được hai bánh răng bơm dầu guồng sang đường dầu áp suất cao b theo chiều mũi tên. Rãnh triệt áp 13 chống hiện tượng chèn dầu giữa các răng của các bánh răng 4 và 5.

Khi áp suất trên đường dầu vượt qua trị số cho phép, dầu đẩy van an toàn mở ra để chảy về đường dầu áp suất thấp a. Điều chỉnh áp suất của dầu bôi trơn bằng ốc điều chỉnh 12.

Lưu lượng và hiệu suất bơm của nó phụ thuộc rất nhiều vào khe hở hướng kính giữa đỉnh răng với mạt lỗ khoang lắp bánh răng và khe hở dọc trục giữa mặt đầu bánh răng với mặt đầu nắp bơm dầu. Các khe hở này không vượt quá 0,1mm.

Bơm bánh răng dùng trong động cơ đốt trong có thể dùng một cặp bánh răng (bơm đơn) hoặc nhiều cặp bánh răng (bơm nhiều cấp), các cặp bánh răng này lắp trên nhiều trục hoặc cùng lắp trên hai trục. Mỗi cấp bơm làm nhiệm vụ riêng biệt. Một vài loại bơm bánh răng thường dùng trong động cơ đốt trong có thể dùng một cặp bánh răng (bơm một cấp) hoặc nhiều cặp bánh răng (bơm nhiều cấp). Các cặp bánh răng này lắp trên nhiều trục hoặc cùng lắp trên hai trục. Mỗi cấp bơm có nhiệm vụ riêng biệt.

Cấp thứ nhất hút dầu từ các te rồi đưa dầu nhờn qua bầu lọc để đi bôi trơn. Cấp bơm thứ hai đưa dầu đi làm mát (đưa vào két làm mát dầu).

Động cơ diesel tàu thủy có trục khuỷu của động cơ quay hai chiều nên bơm dầu nhờn của động cơ đảo chiều này phải đảm bảo dù quay theo chiều nào thì bơm dầu nhờn đều cung cấp dầu đi đến các mặt ma sát mà không bị hút chảy ngược về các te.

Trong một số động cơ dùng trên xe du lịch, do yêu cầu kết hợp gọn nhẹ nên bơm dầu thường dùng loại bơm bánh răng ăn khớp trong. Loại bơm này làm việc theo nguyên lý tượng tự như bánh răng ăn khớp ngoài:

+ Ưu điểm: nhỏ gọn, chắc chắn, có áp suất cao + Nhược điểm: chế tạo khó.

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)