Làm mát nắp xi lanh

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 128 - 133)

- Buồng cháy dự bị

e Làm mát nắp xi lanh

Hình 9.23. Các phương án bố trí bản hướng gió và quạt gió trong động cơ làm mát bằng gió một hàng xi lanh.

Hình 9.23 là các kiểu bố trí quạt gió của động cơ một hàng xi lanh và hình 9.24 giới thiệu bố trí quạt gió của động cơ chữ V.

Hình 9.24. Bố trí quạt gió và bản hướng gió trong động cơ làm mát bằng gió, xi lanh bố trí theo hình chữ V.

Quạt gió trong động cơ một hàng xi lanh cũng như động cơ xi lanh bố trí theo hình chữ V được dẫn động bằng nhiều cách: bằng bánh răng hình 9.24a, bằng xích hình 9.24b), bằng đai truyền hình 9.24c, hoặc dẫn động trực tiếp bằng đuôi trục khuỷu hình 9.24d.

Dẫn động quạt gió theo hai cách đầu tốt hơn so với cách thứ ba vì không bị trượt như khi dùng đai truyền dù bánh răng và xích có bị mòn, rão. Mặt khác do tỷ số truyền giữa trục khuỷu và trục cánh quạt không đổi, nên tốc độ của quạt gió thay đổi đúng theo sự thay đổi của số vòng quay trục khuỷu. Tuy vậy, nếu khoảng cách giữa hai trục truyền động lớn, mà bố trí dẫn động quạt gió theo phương án sử dụng bánh răng thì phải bố trí nhiều cặp bánh răng, do đó kết cấu động cơ rất cồng kềnh và khi làm việc phát sinh tiếng ồn. Dẫn động quạt gió bằng bánh răng thường được dùng trong động cơ có số xi lanh ít hơn 4 và đường kính xi lanh nhỏ hơn 120mm.

bị mòn rão nên cũng sinh tiếng ồn lớn. Người ta thường dùng bánh căng xích để tránh hiện tượng xích bị chùng khi mòn rão. Phần lớn các động cơ làm mát bằng gió thường dẫn động quạt gió bằng đai truyền. Phương án dẫn động này rất đơn giản, êm và cũng tương đối bền. Nhưng đai truyền để dẫn động quat gió, đai truyền thường chóng bị rão gây nên hiện tượng trượt đai ảnh hưởng đến số vòng quay của quạt. Do vậy khi dùng đai truyền để dẫn động quạt gió phải dùng bánh căng đai để đảm bảo lực căng nhất định của đai truyền.

Hình 9.25. Sơ đồ phương án dẫn động quạt gió trong động cơ làm mát bằng gió

Ở những động cơ công suất nhỏ làm mát bằng không khí có số xi lanh ít hơn 2 thì quạt gió thường được dẫn động trực tiếp bằng đuôi trục khuỷu. Phương án dẫn động này rất đơn giản vì bánh công tác của quạt không cần có ổ đỡ riêng mà có thể đúc liền hay ghép trực tiếp với bánh đà.

Khi thiết kế hệ thống làm mát bằng gió. phải chú ý đến vấn đề làm mát cho các cụm phụ như: bộ chế hoà khí, hệ thống đánh lửa, bơm nhiên liệu, vòi phun, máy phát điện, máy khởi động điện ...

9.4. SO SÁNH PHƢƠNG ÁN LÀM MÁT BẰNG NƢỚC VÀ LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ KHÔNG KHÍ

Yêu cầu đối với hệ thống làm mát:

1- Động cơ làm việc tốt ở mọi chế độ và mọi khí hậu cũng như điều kiện đường sá (đối với động cơ đặt trên xe).

2- Tiêu hao ít công suất cho làm mát:

3- Kết cấu của hệ thống làm mát phải gọn nhẹ;

4- Đơn giản dễ chế tạo và lắp ráp sửa chữa; vật liệu phải đảm bảo truyền nhiệt tốt nhưng rẻ tiền.

Động cơ làm mát bằng nước so với động cơ làm mát bằng không khí có những ưu điểm sau đây:

- Hiệu quả làm mát của hệ thống làm mát bằng nước cao hơn do đó trạng thái nhiệt ở các chi tiết của động cơ làm mát bằng nước thấp hơn.

- Độ dài của thân động cơ làm mát bằng nước ngắn hơn của động cơ làm mát bằng không khí khoảng 10  15%. Trọng lượng nhỏ hơn 8  10%. Sở dĩ như vậy là do ta có thể đúc các xi lanh liền thành một khối nên khoảng cách giữa các xi lanh có thể giảm xuống đến mức tối thiểu. Thân của động cơ ngắn nên tăng được độ cứng vững.

- Động cơ làm mát bằng nước có tiếng ồn nhỏ hơn.

- Tổn thất công suất để dẫn động quạt gió của động cơ làm mát bằng nước nhỏ hơn động cơ làm mát bằng gió.

Làm mát bằng nước có những nhược điểm sau đây:

- Kết cấu thân máy và nắp xi lanh rất phức tạp, khó chế tạo;

- Phải dùng két nước tản nhiệt bằng đồng. Kết cấu của két nước cũng rất phức tạp, khó chế tạo và dùng nhiều vật liệu quí như đồng thiếc v.v ...

- Dễ bị rò rỉ nước xuống các te nên có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng của dầu nhờn ở các te;

- Khi động cơ làm việc ở vùng có nhiệt độ thấp, nước có thể bị đóng băng trong két nước và áo nước làm vỡ hệ thống làm mát, vì vậy thường phải dùng hỗn hợp nước có hoà trộn glyxêrin hay glycôn để hạ thấp nhiệt độ đông đặc của nước làm mát. Dung dịch chứa glycôn hoặc glyxêrin, tùy theo thành phần dung dịch mà điểm đông đặc có thể hạ thấp xuống đến - 450C.

- Phải thường xuyên súc rửa hệ thống làm mát vì nước bẩn hoặc nước cứng đóng cặn làm giảm khả năng truyền nhiệt.

- Không thuận lợi khi dùng ở những vùng hiếm nước.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 9

1. Vẽ hình, trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát cưỡng bức bằng chất lỏng 1 vòng kín. So sánh với loại cưỡng bức 1 vòng kín 1 vòng hở.

2. Cho sơ đồ hệ thống làm mát: a. Giải thích nguyên lý làm việc ?

b. Để giảm tổn thất lượng nước làm mát cần có những biện pháp nào?

CHƢƠNG 10. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÕA KHÍ HÕA KHÍ

10.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BỘ CHẾ HÕA KHÍ

Một phần của tài liệu Tai lieu Ket cau dong co dot trong (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)