Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới nội dung chương trình môn học Giáo dục Thể chất của trường Trung cấp Y tế Hà Giang theo hướng đào tạo hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở bản làng (Trang 71 - 74)

II Các kiến thức chuyên môn

f, Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất

Khi tiến hành xác định đổi mới nội dung chương trình môn học Giáo dục Thể chất của trường Trung cấp Y tế Hà Giang theo hướng đào tạo hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở bản làng cần thể hiện được tính thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho sinh viên. Sự thống nhất giữa mục tiêu của chương trình môn GDTC phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường. Chương trình phải phù hợp với những điều kiện thực tiễn, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, xu thế phát triển của khoa học công nghệ và xu thế phát triển của thời đại. Đồng thời chương trình cũng phải xuất phát từ trình độ và năng lực thể chất của người học và những điều kiện đảm bảo tính thực thi của chương trình.

3.3. Định hướng đổi mới nội dung chương trình

3.3.1. Định hướng về mục tiêu đổi mới.

Mục tiêu chương trình phải được xây dựng với yêu cầu định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng và có hệ thống. Xác định đổi mới mục tiêu môn học GDTC trong trường trung cấp y tế Hà Giang

Cần thiết phải tuân thủ mục tiêu cơ bản của chương trình GDTC do Bộ GD và ĐT qui định trên cơ sở lồng ghép trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng sử dụng hoạt động TDTT trong công tác giáo dục sinh viên ngoài giờ học ở nhà trường trung cấp y tế Hà Giang.

Biến quá trình GDTC trong nhà trường trung cấp y tế Hà Giang thành quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác xã hội hóa TDTT tại các cơ sở bản làng; thông qua đó tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên,

hình thành và phát triển nhu cầu RLTT, nhu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp; phát triển khả năng lôi cuốn, cảm hóa đồng bào ở các bản làng tham gia phong trào TDTT. Coi quá trình GDTC trong đào tạo sinh viên trường trung cấp y tế Hà Giang là một mặt của quá trình rèn luyện thân thể.

3.3.2. Định hướng về đổi mới nội dung.

Nội dung chương trình có tính chất quyết định về phạm vi và mức độ hoàn thành mục tiêu của chương trình, vì vậy nội dung chương trình cần được thiết kế theo định hướng: Tầm trung cấp nội dung hướng về trung tâm y tế cơ sở xã phường, thôn bản làng. Có nghĩa là nội dung chương trình được thiết kế và xây dựng theo hướng nội dung chương trình môn học thể dục mang tính hướng nghiệp phù hợp với điều kiện cơ sở địa phương. Điều đó không có nghĩa là đào tạo họ thành giảng viên TDTT, mà là đào tạo họ thành những người có hiểu biết sâu sắc về mục tiêu và nội dung môn học thể dục ở nơi họ công tác sau này, biết cách động viên và kích thích quá trình tập luyện TDTT; khả năng sử dụng, khai thác các môn thể thao mà sinh viên đã được học trong các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khóa.

Với tư cách là người tổ chức, sử dụng các môn thể thao trong hoạt động hướng dẫn viên TDTT cần thiết phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng về các mặt: kỹ thuật môn thể thao, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài thi đấu, phương pháp xử lý các chấn thương thường gặp.

Năng lực tổ chức và quản lý TDTTT ngoại khóa, năng lực sử dụng và triển khai hoạt động TDTT trong các hoạt động giao lưu giữa các trạm y tế thôn bản với nhau.

Loại hình kiến thức được xác định: phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp tại các trạm y tế cơ sở bản làng, có tác dụng tích cực trong hình thành năng lực nghề nghiệp; phù hợp với điều kiện đào tạo, phù hợp với năng lực người học.

Nội dung môn học được lựa chọn phải thể hiện được tính cập nhật về cấu trúc; phải thể hiện được tính độc lập; kiến thức có giá trị sử dụng bền lâu, phổ

cập trong quá trình triển khai và ứng dụng.

Kiến thức cơ bản là những kiến thức cập nhật và có hiệu quả trực tiếp, đồng thời còn là cơ sở để người học tiếp tục phát triển hiểu biết của mình trên nền kiến thức đó.

Kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật môn thể thao được lựa chọn phải phù hợp với nội dung chương trình môn thể thao quần chúng; có khả năng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của hoạt động ngoại khoá trong trạm y tế cơ sở.

Bất cứ nội dung môn thể thao được lựa chọn đưa vào chương trình đều phải giải quyết hai nhiệm vụ:

Trang bị kiến thức, kỹ năng để tự rèn luyện thân thể.

Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức tập luyện, hướng dẫn tập luyện TDTT trong hoạt động nghề nghiệp tại cơ sở bản làng.

Nội dung chương trình được lựa chọn phải đảm bảo ba loại hình kiến thức: kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn, kiến thức về phương pháp tổ chức trọng tài các môn thể thao. Mặt khác, nội dung được lựa chọn cần phải đảm bảo tính thiết thực tính phù hợp và tính hiện đại.

a, kiến thức

- Kiến thức chung

- Kiến thức về kỹ thuật các môn thể thao

- Kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động TDTT - Kiến thức về luật thi đấu và trọng tài

b, kỹ năng

- Kỹ năng thực hành một số môn thể thao

- Kỹ năng thực hành phương pháp tổ chức hoạt động TDTT - Kỹ năng thực hành trọng tài các môn thể thao theo chương trình

3.3.3. Định hướng về tổ chức đào tạo.

Tổ chức đào tạo trình độ trung cấp y tế Hà Giang phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học

tham gia nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng.

Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện giờ học theo hướng:

Vừa trang bị kiến thức và kỹ năng môn thể thao cho sinh viên, vừa tạo điều kiện để sinh viên ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã học ngay trong giờ học.

Mỗi giờ học, mà trong đó sinh viên vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Có nghĩa là trong đó họ vừa là học trò, vừa được thực tập vai trò của người hướng dẫn viên TDTT.

Giảng viên triển khai giờ học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có sự thâm nhập sâu vào nội dung, mục tiêu, định hướng hoạt động của giờ học. Có nghĩa là, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức và kỹ năng môn học mà họ còn cần phải hiểu tại sao cách thức tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, trao đổi cách tuyên truyền vận động công tác xã hội hóa TDTT, phòng ngừa chấn thương trong tập luyện....

Coi mỗi giờ học là hoạt động cung cấp nguyên liệu, bài tập để sinh viên triển khai hoạt động tự học tập. Thông qua đó, hình thành thói quen RLTT thường xuyên, hình thành kỹ năng tổ chức tập luyện theo nhóm, thực tập vai trò người quản lý, chỉ đạo, chỉ huy hoạt động tập luyện.

3.4. Chương trình môn học giáo dục thể chất theo hướng đổi mới

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới nội dung chương trình môn học Giáo dục Thể chất của trường Trung cấp Y tế Hà Giang theo hướng đào tạo hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở bản làng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w