HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT 4.1 Phần hướng dẫn chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới nội dung chương trình môn học Giáo dục Thể chất của trường Trung cấp Y tế Hà Giang theo hướng đào tạo hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở bản làng (Trang 119 - 124)

4.1. Phần hướng dẫn chung.

- Chương trình được thực hiện dưới hình thức: giảng dạy lý thuyết (kiến thức trên giảng đường), trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng trên sân bãi.

- Phối hợp giữa giảng dạy và đánh giá sinh viên thực hiện tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo định kỳ.

- Phối hợp giữa giảng dạy và yêu cầu sinh viên tự rèn luyện thân thể ; phối hợp giữa giảng dạy nội khoá và hoạt động ngoại khoá theo nhóm để hoàn thành yêu cầu môn học.

- Căn cứ vào nội dung chương trình và tiêu chuẩn và rèn luyện thân thể để xây dựng thang điểm cho từng nội dung học tập.

- Đặc biệt chú ý về phương pháp dạy học nhằm: phát huy tính tích cực của sinh viên, lồng ghép trang bị kiến thức chuyên môn với phương pháp tổ chức, quản lý và đánh giá hoạt động học tập; phát triển khả năng diễn đạt và giao tiếp trong luyện tập thể dục thể thao.

Mỗi học phần sinh viên phải thực hiện hai nội dung kiểm tra đánh giá: - Bài thi tự luận (hoặc vấn đáp, trắc nghiệm) về: kiến thức chung; kỹ thuật, phương pháp tập luyện, phương pháp tổ chức thi đấu, điều luật và phương pháp trọng tài môn thể thao thuộc học phần.

- Bài thi thực hành với 2 nội dung: đánh giá kỹ năng thực hành kỹ thuật và thành tích môn thể thao; đánh giá kiến thức và kỹ năng thực hành phương pháp tập luyện, tổ chức tập luyện, tổ chức và trọng tài thi đấu.

Điểm kết thúc học phần là điểm trung bình chung của 2 nội dung nêu trên. Kiểm tra thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể được thực hiện theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2. Về kiểm tra đánh giá các nội dung thuộc chương trình môn học.

- Về trình độ thể lực: các chỉ tiêu về hình thái và sự phát triển thể lực so sánh đối chiếu với đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên theo quyết định số 53/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 18/08/2008 của Bộ GD và ĐT và Kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001

- Về kết quả học tập: kết thúc 1 học phần, tổ chức kiểm tra. Nội dung kiểm tra gồm kiến thức, kỹ năng theo nội dung chương trình của học kỳ đó.

Lý thuyết (kiến thức): bài thi tự luận (hoặc vấn đáp, trắc nghiệm) về kiến thức chung; kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp GDTC; một số kiến thức về Y - Sinh học TDTT; kiến thức chuyên môn (gồm kiến thức về nguyên lý kỹ thuật, kỹ thuật cơ bản, thiết bị và dụng cụ thuộc môn thể thao được đào tạo).

Thực hành (kỹ năng): bài thi thực hành với 2 nội dung đánh giá kỹ năng thực hành kỹ thuật và thành tích môn thể thao.

- Về nghiệp vụ tổ chức hoạt động TDTT trường học: tiêu chí đánh giá được xây dựng theo từng môn học với 2 nội dung kiến thức và kỹ năng; theo từng học phần (nội dung môn học trong học phần đó).

Thể dục.

Nội dung học gồm: đội hình, đội ngũ và bài tập phát triển chung. Kiến thức chuyên môn.

Đội hình, đội ngũ: phương pháp chỉ huy trong tập luyện đội hình, đội ngũ; phương pháp tổ chức và quản lý luyện tập.

Bài tập phát triển chung: phương pháp tổ chức và chỉ huy trong luyện tập bài tập phát triển chung; phương pháp đánh giá kết quả luyện tập bài tập phát triển chung.

Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng thực hành tập hợp đội hình hàng ngang; kỹ năng thực hành tập hợp đội hình hàng dọc; kỹ năng tổ chức đánh giá thực hiện bài tập phát triển chung.

Yêu cầu: mạnh dạn, tự tin khi điều khiển các hoạt động tổ chức cho sinh viên; sử dụng hiệu lệnh chỉ huy; khả năng tập hợp và lựa chọn đội hình theo tình huống.

Chạy cự ly ngắn.

Kiến thức chuyên môn.

Kỹ thuật cơ bản: phương pháp tổ chức tập luyện; phương pháp tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng tổ chức tập luyện; kỹ năng tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Yêu cầu: sử dụng hiệu lệnh xuất phát, sử dụng đồng hồ; chọn vị trí trọng tài xuất phát, vị trí trọng tài đích.

Môn Bóng chuyền.

Kiến thức chuyên môn.

Các kỹ thuật cơ bản: phương pháp tổ chức tập luyện; phương pháp tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng tổ chức tập luyện; kỹ năng tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Yêu cầu: thực hành một số ký hiệu của trọng tài: phát bóng, xác định vị trí bóng và cho điểm; cách xếp lịch thi đấu loại trực tiếp và vòng tròn cho thi đấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môn Bóng đá.

Kiến thức chuyên môn.

Các kỹ thuật cơ bản: phương pháp tổ chức tập luyện; phương pháp tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng tổ chức tập luyện; kỹ năng tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Yêu cầu: hiểu được một số luật cơ bản của bóng đá, cách di chuyển của trọng tài bóng đá, ký hiệu của trọng tài (trên từng loại sân); cách xếp lịch thi đấu loại trực tiếp và vòng tròn.

Môn Cầu lông.

Kiến thức chuyên môn.

Các kỹ thuật cơ bản: phương pháp tổ chức tập luyện; phương pháp tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng tổ chức tập luyện; kỹ năng tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Yêu cầu: thực hành một số ký hiệu của trọng tài, cách tính điểm; cách xếp lịch thi đấu loại trực tiếp.

Trò chơi vận động.

Kiến thức chuyên môn: phương pháp lựa chọn trò chơi vận động; phương pháp tổ chức và điều khiển trò chơi vận động.

Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng lựa chọn trò chơi vận đông; kỹ năng tổ chức và điều khiển hoạt động trò chơi vận động.

Yêu cầu: điều chỉnh lượng vận động cho sinh viên trong tổ chức trò chơi. Chương trình đã được thiết kế phù hợp với điều kiện chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.

Môn đẩy gậy

Kiến thức chuyên môn: phương pháp tổ chức tập luyện; phương pháp tổ chức thi đấu, luật và trọng tài môn đẩy gậy.

Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng tổ chức tập luyện; kỹ năng tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Yêu cầu: thực hành một số ký hiệu của trọng tài, cách tính điểm; cách xếp lịch thi đấu loại trực tiếp

Môn đá cầu

Kiến thức chuyên môn.

Các kỹ thuật cơ bản: phương pháp tổ chức tập luyện; phương pháp tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng tổ chức tập luyện; kỹ năng tổ chức thi đấu, luật và trọng tài.

Yêu cầu: hiểu được một số luật cơ bản của môn đá cầu, cách di chuyển của trọng tài đá cầu, ký hiệu của trọng tài (trên từng loại sân); cách xếp lịch thi đấu loại trực tiếp và vòng tròn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới nội dung chương trình môn học Giáo dục Thể chất của trường Trung cấp Y tế Hà Giang theo hướng đào tạo hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở bản làng (Trang 119 - 124)