0
Tải bản đầy đủ (.docx) (163 trang)

Mục tiêu và nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 25 -29 )

học theo hướng phát triển năng lực tự học

1.3.3.1. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”

Mục tiêu: “ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.”[18]

1.3.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Năm 2018 đánh dấu sự phát triển các xu hướng công nghệ mới của nền giáo dục, khi tiến bộ công nghệ, phương pháp giảng dạy mới và xu hướng Edtech (ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục) xuất hiện.

a) Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của giáo viên

- Bài giảng có ứng dụng CNTT thông thường được tải từ mạng về chỉnh sửa hoặc tự làm và chủ yếu là trình chiếu nội dung bài học, chất lượng chưa

cao, chưa phát huy được điểm mạnh của CNTT. Có rất ít những giáo án được tích hợp Multimedia, các thí nghiệm mô phỏng, các tư liệu cần thiết cho mỗi bài giảng.

- Bài giảng điện tử được soạn từ các phần mềm e-Learning, để người học có thể tự học, có đầy đủ cả kiểm tra, đánh giá, trao đổi với giáo viên qua mạng. Cần tránh dùng khái niệm giáo án điện tử để chỉ các bài trình chiếu PowerPoint [15].

- Tăng cường sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.

- Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy, kiểm tra đánh giá và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học.

- Triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện nhằm ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy - học.

- Sử dụng các phần mềm quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của các doanh nghiệp, tập đoàn ( VNPT, Viettel,...) để phát triển NLTH cho HS.

b) Ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh

ViettelStudy là mạng xã hội quản lý học tập trực tuyến, được xây dựng nhằm mục tiêu đồng hành cùng học sinh trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng. Cụ thể:

- Đối với cơ quan QLGD: Giảm dạy thêm, học thêm; Công cụ truyền thông; Quản lý chuyên môn; Tương tác đa chiều.

- Đối với giáo viên: Giảm chấm sữa bài; Nâng cao chuyên môn; Công cụ giúp hiểu rõ HS; Môi trường tương tác đa chiều.

- Đối với học sinh: Chống hổng kiến thức; Tạo thói quen tự học; Môi trường tương tác đa chiều; Biết cách khai thác kiến thức online.

- Đối với phụ huynh: Hiểu và đồng cảm với giáo dục; Hiểu con, có kế hoạch học tập cùng con; Kiểm soát được hành vi của con.

Ngày nay, nhiều học sinh được trang bị thiết bị di động, nếu biết tận dụng chúng trong học tập sẽ rất hữu ích. Theo đó, học sinh có thể tải những ứng dụng học tập về điện thoại di động của mình để tự học mọi lúc, mọi nơi.

c) Xây dựng kho học liệu điện tử

Điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục. Học sinh sẽ không còn phải lo lắng khi lỡ tay xóa hay làm mất tài liệu quan trọng. Các bài tiểu luận, nội dung liên quan đến dự án, lịch học, bài tập có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google Documents.

Phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh và các nhà trường khai thác kho bài giảng e-Learning của Bộ GDĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Kho bài giảng e-Learning tập hợp các bài giảng có tính tương tác cao, hỗ trợ học sinh tự học, tự ôn tập nâng cao kiến thức, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung phương pháp dạy học; tiếp tục khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-Learning để đóng góp vào các kho bài giảng của trường, phòng, sở và Bộ GD&ĐT.

d) Xây dựng môi trường tương tác trong không gian ảo

Năm 2018, công nghệ mới sẽ cung cấp cho giáo viên các công cụ để nâng cao việc học tập thông qua thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR.

Tương tác thực tế ảo hay thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nổi bật là các trò chơi, quảng cáo, bảo trì - sửa chữa sản phẩm, y học và giáo dục.

Khác với thực tế ảo (Virtual Reality - VR), vốn được thiết kế cho người sử dụng tương tác hoàn toàn trong không gian mô phỏng, AR giúp người dùng tương tác với nội dung ảo trong môi trường thật. Sự tương tác của đồ họa, âm thanh và các cảm giác cải tiến khác trong môi trường thực tế - tất cả đều được hiển thị trong thời gian và không gian thực.

Với đặc điểm này, AR có thể là tương lai của giáo dục 4.0. Với những tính năng thiết thực, AR sẽ góp phần hỗ trợ các mục tiêu học tập cá nhân của học sinh bằng cách đưa nội dung học lý thuyết vào thực hành, trải nghiệm trực tiếp thông qua tương tác một cách sinh động và tiết kiệm chi phí. AR không chỉ góp phần đưa nội dung học tập tới học sinh một cách hấp dẫn, mà thông qua đó, học sinh còn đạt được hiểu biết tốt hơn về các khái niệm mà giáo viên đã giải thích trong bài giảng trên lớp hoặc đọc trong sách giáo khoa truyền thống [23], [24].

e) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng ứng dụng CNTT

STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Với học sinh THPT, việc học theo phương pháp STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức kết hợp với thực hành hay các trò chơi, học sinh sẽ có hứng thú học tập hơn, từ đó, khuyến khích các em có định hướng tốt khi chọn chuyên ngành học đại học.

STEAM được tạo thành từ thuật ngữ "STEM" và "Nghệ thuật - Art". Giáo dục nghệ thuật giúp phát triển óc sáng tạo, vậy nên đổi mới từ STEM sang STEAM là điều cần thiết cho ngành giáo dục [23].

g) Các mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Theo nhóm tác giả của Viện nghiên cứu Giáo dục Việt Nam thì có 4 mức ứng dụng CNTT và truyền thông cơ bản nhất căn cứ vào hoạt động của quản lý, của người dạy và người học:

Mức 1: Sử dụng CNTT và truyền thông để trợ giúp giáo viên trong một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT& TT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của môn học.

Mức 2: Ứng dụng CNTT và truyền thông để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học.

Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một vài chủ đề môn học.

Mức 4: Tích hợp CNTT và truyền thông vào quá trình dạy học [15].

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 25 -29 )

×