Nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 30 - 40)

trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh

1.4.2.1. Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của giáo viên theo hướng phát triển NLTH cho HS

a) Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS

Lập kế hoạch là quá trình xác lập mục tiêu, nội dung công việc, thời gian, biện pháp, dự kiến nguồn lực, phác thảo tiến trình thực hiện các công việc và quyết định phương thức để thực hiện mục tiêu đó. Nhà trường yêu cầu tổ, nhóm và GV cần định lượng và ghi rõ bài dạy, phần đơn vị kiến thức,...có ứng dụng CNTT theo hướng phát triển NLTH cho HS.

b) Tổ chức sử dụng CNTT trong chuẩn bị bài và trong dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp,… Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến giảng dạy; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ; tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên giảng dạy,…

Giảm tỉ lệ thuyết trình trên lớp của giáo viên, dành thời gian thích đáng cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, serminar, thảo luận, giải đáp thắc mắc.

Tăng cường biên soạn giáo án theo hướng phát triển NLTH cho HS, đáp ứng yêu cầu về tài liệu tham khảo và trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết. Tổ chức phong trào thiết kế, xây dựng các loại bài tập trong tổ chuyên môn.

Hàng năm, tổ chức hội giảng chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS” để đội ngũ GV có dịp thể hiện năng lực ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, GV có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm để có những tiết giảng đạt hiệu quả cao nhất.

c) Chỉ đạo GV sử dụng CNTT trong chuẩn bị bài, lên lớp theo hướng phát triển NLTH cho HS

Chất lượng giờ lên lớp của GV phụ thuộc phần lớn vào PPDH, vì vậy hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo cho GV tăng cường ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH.

Tổ chức triển khai, phổ biến nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, tập huấn về ứng dụng CNTT trong từng bộ môn cụ thể do Sở GD&ĐT tổ chức. Những GV đại diện tổ bộ môn đi tham dự về có trách nhiệm triển khai, phổ biến lại cho những GV còn lại trong tổ bộ môn. Như vậy thì tất cả GV đều nắm vững nội dung, cách thức ứng dụng CNTT trong bộ môn của mình.

d) Kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT trong chuẩn bị bài, tổ chức quá trình dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS

Nhà trường có kế hoạch kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT của GV theo hướng phát triển NLTH cho HS được thực hiện đầu năm học, sơ kết học kỳ và cả năm học.

Tổ chức và chỉ đạo việc dự giờ định kỳ cũng như đột xuất đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT theo hướng phát triển NLTH cho HS. Việc này có thể phân công cho tổ chuyên môn trực tiếp theo dõi và báo cáo. Tăng cường dự giờ đột xuất, sau khi dự giờ phải kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm theo chuẩn đánh giá đã xây dựng và phổ biến trước đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT theo hướng phát triển NLTH cho HS.

1.4.2.2. Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động học theo hướng phát triển NLTH cho HS

a) Cần xác định cho học sinh thái độ học tập đúng đắn

Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa khát khao học tập, rèn luyện cho từng học sinh. Trong quá trình học tập, khi học sinh khát khao trở thành người hiểu biết hơn, tử tế hơn, các em sẽ không ngừng nỗ lực học hỏi, rèn luyện để có thói quen học tập suốt đời. Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với mỗi trường học là tạo dựng, môi trường để khơi gợi, nuôi dưỡng và phát huy ngọn lửa khát khao phát triển bản thân trong từng học sinh. Và để có môi trường như thế, trước hết, cần có sự gương mẫu của những người thầy. Bởi thầy giáo, cô giáo là những người thắp lửa, là người truyền nhiệt huyết cho học sinh [19].

b) Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học và nghiêm túc thực hiện kế hoạch, thời gian biểu

Lập kế hoạch học tập của học sinh bao gồm xác định thời gian biểu, kế hoạch học tập khóa học, năm học, học kỳ, thời khóa biểu cụ thể cho từng ngày, từng giờ. Ngoài ra, mỗi học sinh cũng cần có kế hoạch học tập cho riêng mình trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường và nhiệm vụ, nội dung học tập từng giai đoạn, từng tháng, từng tuần.

Cán bộ quản lý các cấp, giáo viên (những chủ thể quản lý) căn cứ và kế hoạch học tập chung của nhà trường, kế hoạch học tập của từng học sinh để

có những biện pháp, hoạt động quản lý cụ thể, một mặt kích thích ý thức tự giác học tập, tự quản trong hoạt động học tập, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

c) Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

Ngoài SGK, còn có các sách bài tập, sách tham khảo để học sinh tự học, phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực và phẩm chất nhưng yêu cầu kiến thức vẫn phải theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đã học phù hợp với mức độ yêu cầu theo chương trình GDPT mới.

Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu học liệu, nguồn tài liệu mở để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học.

Về tổ chức hình thức dạy học, GV dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình.

Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.[21]

Ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS gồm các bước sau:

- Lập kế hoạch, điều chỉnh và thực hiện kế hoạch học tập;

- Ý thức và thái độ trong quá trình tự học;

- Thu thập và xử lý thông tin; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vận dụng kiến thức;

- Kiểm tra và đánh giá;

- Thực hiện công việc được giao [7].

d) Hướng dẫn học sinh tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo, tìm kiếm các trang Web phục vụ cho quá trình học tập

- Định hướng tìm kiếm nguồn tài liệu. - Tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu.

- Định dạng ý tưởng:

Là quá trình động não để xác định rõ ràng và chính xác những ý tưởng cho đơn vị kiến thức, đề tài nghiên cứu,...

- Định vị nguồn:

Tài liệu tham khảo thường có ở các nguồn như: Thư viện online, trung tâm tài liệu và các tủ sách chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu, danh bạ mạng, bộ

máy tìm kiếm(Google, Google Scholar, Scirus).

- Các nguồn tài nguyên khác: Các nhà xuất bản khoa học, nhà trung gian cung cấp tài liệu, bách khoa toàn thư, từ điển thuật ngữ chuyên ngành, diễn đàn chuyên môn và website, blog cá nhân và đặc biệt là các nguồn tài liệu mở (Open Access).

- Khai thác các công cụ tìm kiếm.

- Đánh giá và chọn lọc kết quả tìm kiếm.

Có hai phương thức chính để khai thác thông tin qua bằng các công cụ tìm kiếm, cụ thể như sau:

- Phương thức tìm kiếm thông tin bằng danh bạ mạng

- Phương thức tìm kiếm qua các bộ máy truy cập thông tin trên mạng

Để đánh giá, chọn lọc kết quả, nhà nghiên cứu cần dựa trên các yếu tố quyết định giá trị khoa học của tài liệu như:

Thường thì các tài liệu ở các trang học thuật như Google Scholar, các trang đuôi .gov, .edu, có phần “library” sẽ là lựa chọn tốt nhất)

- Quy trình công bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học chặt chẽ

- Uy tín, kinh nghiệm xuất bản khoa học của đơn vị phát hành tài liệu

- Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả

Nói tóm lại, xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam đòi hỏi các nhà nghiên cứu cũng như những học sinh có đam mê cần phải nâng cao yêu cầu về độ tin cậy, giá trị và tính khoa học của nguồn tại liệu một cách chuyên nghiệp hơn. Điều này, đòi hỏi GV và HS không chỉ quan tâm đến mỗi các nguồn tài nguyên dễ tìm kiếm ở trên mạng Internet mà còn phải biết đào sâu các nguồn tài nguyên truyền thống như thư viện trường, tủ sách… một cách khoa học và có trình tự để nghiên cứu một cách có hiệu quả [22].

e) Rèn luyện cho học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập

Trong quá trình học tập, GV phải tạo điều kiện cho HS tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình thông qua việc hướng dẫn HS tự đánh giá bản thân và tự đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên trong một nhóm hay trong cả lớp, giữa các nhóm với nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập, chú trọng bổ khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu trước khi bước vào một phần mới của chương trình.

Đồng thời, GV nên ứng dụng ICT để hướng dẫn cách đánh giá và cung cấp công cụ đánh giá cũng như thu thập kết quả đánh giá từ HS, vấn đề cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho tiềm năng của mỗi HS được phát triển tối ưu năng lực, đặc biệt là năng lực ứng dụng CNTT.

- Xây dựng nguồn nhân lực phụ trách

+ Phân cấp nhân lực để quản lý ứng dụng kho học liệu điện tử: Phó HT chuyên môn (cấp 1); cán bộ CNTT của trường (cấp 2); Tổ trưởng-cán bộ

+ Trên cơ sở phân cấp quản lý ứng dụng kho học liệu điện tử, Hiệu trưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình quản lý ứng dụng CNTT cũng như việc ứng dụng kho học liệu điện tử từ CBQL đến giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

- Chỉ đạo lựa chọn phần mềm, kho học liệu chất lượng, hiệu quả Phần mềm và kho học liệu ở trường THPT hiện nay, gồm có: + Phân mềm công cụ soạn bài giảng (authoring tools).

+ Phần mềm mô phỏng, phần mềm thí nghiệm ảo. + Hệ thống học tập trực tuyến (e-Learning). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kho tài liệu, giáo án, bài giảng, ngân hàng đề, học liệu điện tử. + Hệ thống kiểm tra đánh giá sử dụng CNTT.

+ Hệ thống kết nối, hỗ trợ dạy học có tính tương tác cao. + Các ứng dụng hỗ trợ dạy – học và kiểm tra, đánh giá khác.

- Quản lý kế hoạch tập huấn, quy định về việc xây dựng và đóng góp tư liệu

+ Xây dựng, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ứng dụng kho học liệu điện tử theo học kỳ và năm học.

+ Xây dựng quy chế ứng dụng kho học liệu điện tử và việc đóng góp tư liệu. Đưa vào tiêu chí thi đua, khen thưởng để kịp thời động viên và phát huy tính hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển NLTH cho học sinh.

1.4.2.4. Quản lý xây dựng môi trường tương tác trong không gian ảo

+ Quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội (Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 của Bộ Thông tin truyền thông).

+ Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Iternett cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục ( Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017).

- Quy định về bảo mật thông tin

+ Ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 14/CT- TTg về việc nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại.

+ Ngày 14/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1017/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Đề án).

+ Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01//01/2019: Luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

+ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (ngày 15/11/2018).

1.4.2.5. Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng ứng dụng CNTT phát triển NLTH cho HS

Cũng như các hoạt động quản lý khác, việc quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT theo hướng phát triển NLTH cho HS gồm những nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT theo hướng phát triển NLTH cho HS trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

- Tổ chức sử dụng CNTT theo hướng phát triển NLTH cho HS trong chuẩn bị bài và trong dạy học thể hiện sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực.

- Chỉ đạo GV sử dụng CNTT theo hướng phát triển NLTH cho HS trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

- Kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT theo hướng phát triển NLTH cho HS trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

1.4.2.6. Quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động dạy học (Các chế định, tài chính, CSVC, nhân sự)

- Các chế định, tài chính:

+ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

+ Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nầng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

+ Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa; phối hợp có hiệu quả việc đầu tư với thuê dịch vụ CNTT (quy định tại Quyết định số 80/2014/QĐ- TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

+ Nhà trường ban hành quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT, phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; có các hình thức khen thưởng các cá nhân làm tốt; có các biện pháp, chế tài đối với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

+ Hoàn thành nối cáp quang Internet trường học. Nhà trường sử dụng Internet đồng thời của nhiều nhà mạng khác nhau để mở rộng băng thông và ổn định chất lượng kết nốt Internet.

+ Trang bị đủ thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành. Mỗi tổ có máy tính dùng chung.

+ Trang bị thiết bị CNTT thiết yếu phục vụ đổi mới phương pháp dạy - học trên lớp học; trang bị đủ máy tính phục vụ dạy - học môn Tin học. Các phòng máy tính phục vụ dạy học phải được nối mạng Internet.

+ Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 30 - 40)