Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường trung học phổ thông ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 66 - 70)

2 Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet

2.3.2. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường trung học phổ thông ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo

các trường trung học phổ thông ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo hướng phát triển NLTH cho học sinh

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo hướng phát triển NLTH cho học sinh.

Để việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THPT đáp ứng với yêu cầu đặt ra thì trong phạm vi chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn đã thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý, từ xấy dựng mục tiêu - kế hoạch, tổ chức - chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá các kết quả đạt được so với yêu cầu đặt ra.

Qua tìm hiểu các văn bản Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019 về công nghệ thông tin (Thực hiện Công văn số 4095/BGDĐT-CNTT ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018 – 2019), các trường THPT trên địa bàn Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã triển khai công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học và cụ thể qua phiếu trưng cầu ý kiến CBQL và GV ( câu 3, mẫu 1, 2), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Từ kết quả tính giá trị trung bình (xTB) của mức độ thực hiện ở các nội dung đều đạt giá trị từ 2,3 đến 3, thuộc mức độ thỉnh thoảng ( mức khá). Tuy nhiên giá trị trung bình (yTB) của mức độ hiệu quả ở các nội dung đa số đều đạt giá trị dưới 2, thuộc mức độ ít hiệu quả ( mức yếu). Qua đó cũng thấy được đa số các trường cũng chú tâm đến xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần; Kế hoạch về đầu tư trang thiết bị cho ứng dụng CNTT còn chưa được chú trọng. Đa số các trường đã có 01 đến 02 phòng máy vi tính, máy chiếu projector, máy in, máy photo coppy và các thiết bị hố trợ khác. Đã có 01 trường (THPT Nguyễn Du) huy động được nguồn kinh phí từ cựu học sinh, phụ huynh học sinh đã trang bị đủ cho các phòng học màn hình ti vi 55 inch có kết nối PC phục vụ giảng dạy. Bên cạnh đó, nhiều trường vẫn còn chờ sự đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước nên việc thực hiện kế hoạch đều bị thụ động ( Bảng 2.4).

Nhận xét Bảng 2.15: (Phụ lục)

Kết quả khảo sát công tác tổ chức quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở các Mức độ thực hiện và Hiệu quả thực hiện đều đạt giá trị trung bình lớn hơn 2 gần đạt đến mức độ thỉnh thoảng thực hiện và có hiệu quả. Tuy nhiên mức độ ít hiệu quả đạt giá trị cao nhất (33,2%). Việc ra quyết định thành phần tham gia quản lý ứng dụng CNTT vào giảng dạy, xây dựng yêu cầu về thời gian thực hiện báo cáo kết quả ứng dụng CNTT ở các trường có đề cập, cho thấy khi CSVC đáp ứng, trình độ tin học đảm bảo thì hiệu quả thực hiện công tác này sẽ tăng.

Nhận xét Bảng 2.16:(Phụ lục)

Qua khảo sát công tác chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho thấy hiệu quả thực hiện chỉ đạt ở mức độ ít hiệu quả, trong đó công tác Chỉ đạo đánh giá rút kinh nghiệm về ứng dụng CNTT ở các tiết hội giảng, tiết thao giảng, tiết dạy tốt, tiết học tốt trong nhà trường, chỉ đạo nhóm chuyên môn xây dựng chuyên đề ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học có hiệu quả thực hiện rất thấp. Qua nhận định nguyên nhân là do năng lực ứng dụng CNTT chỉ dừng lại ở mức độ thấp, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng

của ứng dụng CNTT vào dạy học còn chậm, công tác sinh hoạt nhóm để xây dựng chuyên đề còn hạn chế.

Nhận xét Bảng 2.17: (Phụ lục)

Qua thống kê khảo sát cho thấy mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn thấp (yTB=3,0), đạt hiệu quả ở mức 1 chỉ chiếm 29,8%, trong khi đó mức độ thực hiện đạt ở mức 1 chiếm 26,6%. Điều này chứng tỏ đa số các trường đều chưa quan tâm đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, không chú trọng đến công tác kiểm tra đánh giá một cách triệt để.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học theo hướng phát triển NLTH cho học sinh ở các trường THPT huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

* Kết quả khảo sát CBQL

Qua tổng hợp điều tra 9 biện pháp trong tổng số 62 CBQL, ta thấy mức độ thực hiện các biện pháp của CBQL các trường THPT trên địa bàn thì việc đánh giá mức độ thực hiện rất tốt là 79 lượt, thực hiện tốt là 204 lượt, mức độ bình thường 204 lượt chọn. Như vậy mức độ triển khai ứng dụng CNTT trong trường học tỉ lệ loại rất tốt và tốt là 50,80%, tỉ lệ bình thường là 36,60%, song tỉ lệ thực hiện chưa tốt các biện pháp vẫn còn chiếm 12,7%.

Nhận xét Bảng 2.18: (Phụ lục)

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Các cán bộ quản lý đã coi trọng đến việc tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên thấy được lợi ích của CNTT đem lại (xếp thứ 1) điểm trung bình ở mức độ Khá.

- Trong các biện pháp còn lại (trừ biện pháp thứ 8) mặc dù xếp thứ bậc khác nhau (từ xếp thứ 2 đến thứ 9) song qua điểm trung bình ta thấy được các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tự đánh giá việc thực hiện các biện pháp mới ở

mức độ Trung Bình.

- Việc có các quy chế bắt buộc đối với giáo viên (biện pháp thứ 8) còn rất hạn chế (xếp thứ 10) và có điểm trung bình 1,8 ở mức độ Thấp. Điều này thể hiện được các Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng còn nể nang, ngại va chạm, chưa có những biện pháp mạnh trong việc ứng dụng CNTT trong trường học.

* Kết quả khảo sát của giáo viên Nhận xét bảng 2.19:(Phụ lục)

Qua tổng hợp điều tra các biện pháp ta thấy giáo viên đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp của CBQL các trường THPT trên địa bàn thì mức độ thực hiện Rất tốt là 246 lượt, thực hiện Tốt là 779 lượt, mức độ Bình thường là 807 lượt và tỉ lệ thực hiện Chưa tốt còn cao với 868 lượt chọn chiếm 32,1%.

Từ kết quả tổng hợp số liệu cho thấy giáo viên đánh giá Hiệu trưởng, các CBQL có quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch chiến lược ứng dụng CNTT vào dạy học (xếp thứ 1), đã chú ý đến việc tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên (học sinh) đối với các bài dạy, tiết dạy có ứng dụng CNTT (xếp thứ 2), xây dựng chế độ ưu tiên, khen thưởng, động viên, tuyên dương các cá nhân, tổ nhóm chuyên môn ứng dụng hiệu quả CNTT trong đổi mới dạy học (xếp thứ 3), Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, mạng máy tính, mạng Internet,…theo hướng hiện đại (xếp thứ 4) và đã Tổ chức thao giảng, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy, đặc biệt các giờ có ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng, Công tác tuyên truyền cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học (xếp thứ 5, 6, 7),…Việc đánh giá bình quân các biện pháp này mới ở mức độ trung bình, xét riêng lẻ thì mức độ chưa tốt ở một số biện pháp khá cao. Điều này mức độ thực hiện các biện pháp để ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng trong các trường THPT ở Hoài Nhơn còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w