Công cụ khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 44 - 49)

*Phiếu điều tra: có 2 nội dung

Nội dung 2: Điều tra tình hình CSVC phục vụ ứng dụng CNTT trong các trường THPT trên địa bàn.

* Phiếu trưng cầu ý kiến CBQL và GV (mẫu 1, mẫu 2)

Ở nội dung 1 (mẫu 1, mẫu 2-Phụ lục 1, 2-Câu 2) chúng tôi chỉ khảo sát nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hình thức ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong trường THPT theo hướng phát triển NLTH cho học sinh với quy định các mức độ sau:

Mức 1: Nhất thiết phải sử dụng CNTT, CNTT góp phần quyết định chất lượng dạy học

Mức 2: Sử dụng CNTT thì hay, CNTT chỉ mang tính chất hỗ trợ

Mức 3: Sử dụng cũng được, không sử dụng cũng không ảnh hưởng đến chất lượng

Thang điểm đánh giá từ 1 đến 3.

Nội dung 2 (mẫu 1, mẫu 2-Phụ lục 1, 2-Câu 2): chúng tôi muốn xác định tình hình sử dụng các hình thức ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo hướng phát triển NLTH cho HS qua các mức độ:

Mức 1: 100% giáo viên đều sử dụng, số lượng bài giảng có ứng dụng CNTT trên 50%

Mức 2: 80% giáo viên đều sử dụng, số lượng bài giảng có ứng dụng CNTT trên 30%

Mức 3: 50% giáo viên đều sử dụng, số lượng bài giảng có ứng dụng CNTT trên 20%

Mức 4: Chỉ sử dụng khi thao giảng, dự giờ

Mức 5: Hoàn toàn không sử dụng

Thang điểm đánh giá từ 1 đến 5.

Nội dung 3 (mẫu 1-Phụ lục 1-Câu 3): chúng tôi chỉ khảo sát đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện nội dung quản lý HĐTH của HS trong nhà trường theo hướng phát triển NLTH cho học sinh, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả là:

Mức 2: Sơ kết học kỳ về phát triển NLTH cho HS, có kiểm tra, đánh giá

Mức 3: Chỉ thực hiện khi có hội thảo về chuyên đề phát triển NLTH tự học cho HS, có kiểm tra, đánh giá

Mức 4: Chỉ thực hiện khi có hội thảo về chuyên đề phát triển NLTH tự học cho HS, chỉ rút kinh nghiệm

Mức 5: Không thực hiện

Mức 2: Từ 80% trở lên GV và HS tham gia HĐTH của HS

Mức 3: Từ 70% trở lên GV và HS tham gia HĐTH của HS

Mức 4: Từ 50% trở lên GV và HS tham gia HĐTH của HS

Mức 5: Dưới 50% GV và HS tham gia

HĐTH của HS

Thang điểm đánh giá từ 1 đến 5.

Nội dung 3 (mẫu 2-Phụ lục 2-Câu 3): chúng tôi muốn khảo sát khả năng ứng dụng CNTT của GV để giúp HS phát triển NLTH, ở các mức độ: Thành thạo, Khá tốt, Bình thường, Không biết sử dụng, theo thang điểm từ 1 đến 4.

Nội dung 4 (mẫu 1-Phụ lục 1-Câu 4): chúng tôi muốn khảo sát khách quan việc thực hiện các nội dung công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo hướng phát triển NLTH cho học sinh, ở các mức độ:

Mức độ thực hiện: Mức 1: Định kỳ hằng tháng, có kiểm tra, đánh giá

Mức 2: Sơ kết học kỳ về phát triển NLTH cho HS, có kiểm tra, đánh giá

Mức 3: Chỉ thực hiện khi có hội thảo về chuyên đề phát triển NLTH tự học cho HS, có kiểm tra, đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức 4: Chỉ thực hiện khi có hội thảo về chuyên đề phát triển NLTH tự học cho HS, chỉ rút kinh nghiệm

Mức 5: Không thực hiện

Mức độ hiệu quả: Mức 1: 100% GV và HS tham gia việc UDCNTT để phát triển NLTH cho HS

Mức 2: Từ 80% trở lên GV và HS tham gia việc UDCNTT để phát triển NLTH cho HS

Mức 3: Từ 70% trở lên GV và HS tham gia việc UDCNTT để phát triển NLTH cho HS

Mức 4: Từ 50% trở lên GV và HS tham gia việc UDCNTT để phát triển NLTH cho HS

Mức 5: Dưới 50% GV và HS tham gia việc UDCNTT để phát triển NLTH cho HS

Theo thang điểm từ 1 đến 5.

Nội dung 4 (mẫu 2-Phụ lục 2-Câu 4): chúng tôi khảo sát việc ứng dụng CNTT của GV trong dạy học để hướng dẫn HS tự học, ở các mức độ:

Mức 1: Định kỳ hằng tuần, có kiểm tra, đánh giá

Mức 2: Định kỳ hằng tháng, có kiểm tra, đánh giá

Mức 3: Sơ kết học kỳ về phát triển NLTH cho HS, có kiểm tra, đánh giá

Mức 4: Chỉ thực hiện khi có hội thảo về chuyên đề phát triển NLTH tự học cho HS, chỉ rút kinh nghiệm

Mức 5: Không thực hiện

Theo thang điểm từ 1 đến 5.

Nội dung 5, nội dung 6 (mẫu 1, mẫu 2-Phụ lục 1-Câu 5; Phụ lục 2-Câu 6): chúng tôi muốn tham khảo thêm các nội dung và biện pháp cần đưa vào công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo hướng phát triển NLTH cho học sinh; các ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến ứng dụng CNTT trong giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay. (xem phụ lục 2, 3)

Ở các câu hỏi chúng tôi thực hiện thủ tục so sánh giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm để rút ra nhận xét.

*Phiếu trưng cầu ý kiến học sinh (mẫu 3)

Nội dung 1: chúng tôi muốn khảo sát mức độ khai thác, sử dụng máy tính, mạng máy tính của HS vào các công việc thường ngày theo các mức độ: Ngày nào cũng sử dụng; Vào những ngày nghỉ cuối tuần; Sử dụng khi có nhu cầu; Sử dụng rất ít, Không khai thác, sử dụng, theo thang điểm từ 1 đến 5.

Nội dung 2: chúng tôi khảo sát mức độ tham gia học tập đối với các hình thức và phương pháp giảng dạy của giáo viên theo các mức độ:

Mức 1: Mức 2: Mức 3: Mức 4: Mức 5:

Không hợp tác

Nội dung 3: chúng tôi muốn khảo sát việc ứng dụng CNTT trong hoạt động tự học của HS, ở các mức độ: Thành thạo, Khá tốt, Bình thường, Không biết sử dụng.

Theo thang điểm từ 1 đến 4.

Nội dung 4: chúng tôi muốn tham khảo thêm ý kiến của HS về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường THPT theo hướng phát triển NLTH cho học sinh đang tham gia học tập (xem phụ lục 3)

Khi xử lý số liệu ở các nội dung chúng tôi chỉ tính giá trị trung bình cộng, so sánh giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm để rút ra nhận xét.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 44 - 49)