Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 74 - 77)

2 Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet

2.4.5.Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:

* Nguyên nhân chủ quan:

Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường chậm đổi mới về tư duy, không có hướng sáng tạo, chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn, chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS. Đa số HT và PHT của các trường vẫn còn làm việc theo kinh nghiệm và cảm tính, không áp dụng triệt để nền tảng của khoa học quản lý, tính kế hoạch trong quản lý còn thấp.

Các HT chưa thực sự nhận thức sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ và nội dung quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong nhà trường.

Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; đội ngũ cán bộ, giáo viên có chuyên môn về CNTT còn thiếu, năng lực còn hạn chế, một số ít chưa toàn tâm toàn ý với nghề hoặc tự mãn do cơ chế thị trường tác động. Chưa thật sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS.

Công tác tổ chức hội thảo, tập huấn và hội giảng phổ biến, chia sẻ các nguồn tài nguyên mạng và các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT còn bỏ ngõ, chưa chuyên sâu.

* Nguyên nhân khách quan:

Cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong dạy học còn thiếu. Đa số các trường chủ yếu dựa vào sự đầu tư từ Sở GD&ĐT, nên số lượng không đáp ứng với nhu cầu.

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động giảng dạy có ứng dụng CNTT còn eo hẹp, không tạo điều kiện thuận lợi để các HT có thể thực hiện các biện

pháp tích cực trong quản lý đặc biệt là trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.

Về cơ chế quản lý: Mặc dù đã được phân cấp rất nhiều trong quản lý, các HT có quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến chất lượng đào tạo của nhà trường nhưng tâm lý bao cấp vẫn còn đè nặng đã cản trở sự sáng tạo của HT trong việc quản lý nhà trường, đặc biệt trong việc quản lý nguồn nhân lực. Đó đây vẫn còn ảnh hưởng của các cấp quản lý cấp trên, việc xét tuyển GV còn chậm do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đội ngũ.

Một nguyên nhân khác là sự thiếu và chưa đồng bộ trong các văn bản quản lý cũng như trong đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. Chủ trương ứng dụng CNTT vào dạy học đã được triển khai qua các văn bản pháp quy, nhưng lộ trình các bước đi giải pháp cụ thể còn chưa đầy đủ, chưa thể hiện thành kế hoạch riêng, nhiều khi chỉ là thí điểm, còn để lửng và lãng quên theo thời gian.

Về QLGD từ các cấp vĩ mô cho thấy chưa có sự đồng bộ, thống nhất trong việc đào tạo và sử dụng nguồn GV cho phù hợp với sự đổi mới giáo dục phổ thông, chủ yếu là gắn kết từng phần.

Tóm lại, theo các kết quả đánh giá trên cho thấy thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo hướng phát triển NLTH cho HS chỉ ở mức độ trung bình khá. Qua quá trình điều tra, quan sát, thu thập thông tin các đối tượng kết hợp với sự phân tích, hệ thống hóa các vấn đề, chúng tôi có thể rút ra được hai nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên, đó là:

Các HT chưa thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa, tổ chức, kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo hướng phát triển NLTH cho HS trong quá trình quản lý của mình;

Bên cạnh việc thực hiện tương đối khá tốt một số ít các biện pháp, các HT còn chưa thực hiện chặt chẽ một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy khác có tính trọng điểm để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Một số biện pháp thực hiện ở mức độ chưa thường xuyên còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào mục tiêu công tác quản lý.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo hướng phát triển NLTH cho học sinh, ta thấy đã có một số các biện pháp đã được triển khai, trong đó một số biện pháp đã thực hiện khá tốt cần được phát huy, một số biện pháp được đánh giá ở mức độ bình thường, song có một số biện pháp khác chưa được quan tâm và cụ thể hoá. Trên cơ sở lý luận dạy học, lý luận quản lý hoạt động dạy học về quản lý nhà trường và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo hướng phát triển NLTH cho học sinh trong nội dung chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 74 - 77)