Xây dựng kế hoạch về con người: kế hoạch đào tạo bối dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ hiện nay, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 85 - 90)

sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy học bằng phần mềm và qua mạng internet.

Trong kế hoạch cần chỉ rõ người hay bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra. Hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học có liên quan chặt chẽ với các hoạt động chuyên môn khác nên công việc này cần giao cụ thể cho một chuyên viên có trình độ về CNTT và có kinh nghiệm trong chỉ đạo đổi mới dạy học đối với giáo viên các trường THPT. Điều này hết sức quan trọng giúp cho các hoạt động quản lý được triển khai một cách có hiệu quả.

3.3.3. Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất,kỹ thuật tin học, hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng kỹ thuật tin học, hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Tăng cường CSVC kỹ thuật nhằm mục đích cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trong nhà trường. Hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

Trong nhà trường có ứng dụng CNTT, giáo viên với thiết bị và phần mềm có mối quan hệ với nhau. Nếu chỉ có giáo viên và phần mềm thì việc triển khai các ứng dụng về CNTT sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chỉ phụ thuộc vào thiết bị tự mua sắm của giáo viên. Ngược lại, nếu sử dụng các trang thiết bị, máy tính thiếu phần mềm hiệu quả sẽ gây ra lãng phí, tốn kém. Do vậy,cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.

Theo lí luận dạy học, sử dụng thiết bị dạy học đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạy học cao hơn, nâng cao được tính trực quan, tăng tính hấp dẫn, kích thích

ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh, giúp gia tăng cường độ lao động học tập của học sinh và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa. Sử dụng thiết bị dạy học còn cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng...). Sử dụng thiết bị dạy học hợp lý hoá quá trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mô tả, gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường gắn với xã hội, giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học.

3.3.3.2. Nội dung biện pháp

- Mua sắm trang thiết bị ứng dụng CNTT cho trường:

Với điều kiện thực tế, trước mắt mỗi trường có ít nhất: 03 phòng máy/3 khối, mỗi phòng có từ 40 đến 45 máy tính đảm bảo trong giờ học bộ môn Tin học mỗi học sinh có một máy; mỗi phòng học được trang bị 01 ti vi 42 inch đến 55 inch có kết nối PC; Toàn trường ít nhất phải có 01 hệ thống ghi hình, ghi âm chuẩn để giáo viên có thể tích hợp bài giảng hay thí nghiệm kiểm chứng,…

- Xây dựng hạ tầng kết nối:

Xây dựng hạ tầng kết nối mạng Internet giữa trường với sở giáo dục, giữa các phòng chức năng trong trường với lãnh đạo (mạng LAN). Hoàn thiện hệ thống kết nối Internet Wifi trong nhà trường.

Để thực hiện được biện pháp này, trước hết Hiệu trưởng nhà trường phải khảo sát số lượng phòng, diện tích. Mời chuyên gia các lĩnh vực liên quan đến tư vấn: lĩnh vực tin học, lĩnh vực truyền thông, lĩnh vực thiết kế hệ thống, thiết kế nội thất, cụ thể cả về chất lượng thiết bị, về thẩm mỹ và các tiêu chuẩn khoa học lắp đặt phòng máy, về giá cả...

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể tham mưu đề xuất với Sở GD&ĐT bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính cho nhà trường. Tiết kiệm các

khoản chi tiêu trong năm, tranh thủ các dự án để mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính, mạng máy tính phục vụ cho giảng dạy và ứng dụng CNTT.

Tích cực làm tốt công tác xã hội hóa để huy động nhân dân, cộng đồng, cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm tài trợ đóng góp cho nhà trường để trang bị thêm cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho nhà trường.

Việc trang bị cơ sở vật chất phải có kế hoạch, lộ trình từng bước, từng giai đoạn, từng mảng công việc cụ thể theo hướng hiện đại hoá được đến đâu là đảm bảo hoạt động tốt đến đó không dàn trải, mỗi công việc một ít. Đồng thời phải vào sổ tài sản của cơ quan, bàn giao cho cán bộ phụ trách cụ thể, có chế độ bảo quản, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để các thiết bị luôn luôn hoạt động tốt. Có kế hoạch khai thác, sử dụng các thiết bị đúng mục đích, hiệu quả.

* Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức bồi dưỡng cho GV, cán bộ phòng thiết bị, bộ môn về ý thức và kỹ năng sử dụng thiết bị ứng dụng CNTT. Có thể tổ chức cho GV được đi tập huấn kỹ năng sử dụng thiết bị ứng dụng CNTT hoặc mời các chuyên gia của các công ty thiết bị trường học đến hướng dẫn. Tổ chức và duy trì việc tập huấn thường xuyên cho GV đứng lớp sử dụng thiết bị ứng dụng CNTT thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Tổ chức khai thác, sử dụng và bảo quản:

+ Các tổ chuyên môn nghiên cứu chương trình để lập ra kế hoạch sử dụng thiết bị ứng dụng CNTT, phòng nghe nhìn cho từng khối lớp và cho từng GV trong khối để tránh sự chồng chéo lẫn nhau nhằm khai thác tối đa công suất hiện có của nhà trường. Nhờ kế hoạch này mà GV có thể chủ động đề xuất với cán bộ phòng thiết bị chuẩn bị thiết bị ứng dụng CNTT cho từng tuần. PHT chuyên môn, tổ trưởng và cán bộ phòng thiết bị, phòng nghe nhìn mỗi người giữ một bản kế hoạch để thực hiện và kiểm tra việc thực hiện. Việc sử dụng thiết bị ứng dụng CNTT của từng GV cũng được đưa vào kế hoạch giảng dạy bộ môn và có sự phê duyệt của TTCM. Hàng tuần, trong kế hoạch

giảng dạy của GV phải có ghi thiết bị ứng dụng CNTT sử dụng cho từng bài (nếu có) để Ban Giám hiệu dễ dàng kiểm tra. Cán bộ phòng thiết bị, phòng nghe nhìn, phòng vi tính phải có sổ bàn giao để đánh giá việc sử dụng và có chế độ báo cáo thường xuyên về tình hình sử dụng thiết bị ứng dụng CNTT.

+ Xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản thiết bị ứng dụng CNTT dựa trên Quy chế thiết bị giáo dục (Ban hành kèm theo quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 09 năm 2000 của Bộ GD&ĐT) để quản lý chặt chẽ thiết bị, tránh mất mát, hư hỏng do những nguyên nhân chủ quan. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường cho GV và HS để mỗi người tự thấy có trách nhiệm phải thực hiện.

- Trang bị, mua sắm thiết bị ứng dụng CNTT.

Các trường học được Nhà nước trang bị TBDH nhưng hàng năm vẫn phải tự tổ chức mua sắm, bổ sung mới đáp ứng được các yêu cầu của hoạt

động giảng dạy trong nhà trường. Do đó, HT cần thực hiện các công việc sau: Kiểm tra, rà soát toàn bộ thiết bị ứng dụng CNTT hiện có, căn cứ danh mục và mẫu thiết bị ứng dụng CNTT tối thiểu đã được Bộ GD&ĐT ban hành để xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung thiết bị ứng dụng CNTT hư hao, phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, tránh lãng phí. Để việc mua sắm, bổ sung đảm bảo hợp lý và có hiệu quả cần lấy ý kiến đề xuất từ các tổ trưởng chuyên môn.

3.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức hội thảo, tập huấn và hội giảng phổbiến, chia sẻ các nguồn tài nguyên mạng và các phương pháp dạy biến, chia sẻ các nguồn tài nguyên mạng và các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT theo hướng phát triển NLTH cho HS

3.3.4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Tăng cường các ứng dụng CNTT trong đổi mới, nội dung phương pháp, phương thức cách làm việc và dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT huyện hoài nhơn, tỉnh bình định theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w