Đặc tính hệ thống kiểm soát rủi ro trong đơn vị công

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 26 - 27)

Dịch vụ công ở các nước trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Nếu xem xét đến nguồn kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên thì có một điểm cơ bản giống nhau là các đơn vị đều có sử dụng nguồn vốn NSNN cấp và một phần tự thu, chi cho hoạt động của đơn vị đó. Vì vậy chức năng cơ bản của đơn vị có hoạt động dịch vụ công là vừa thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn, chính trị của Nhà nước giao vừa tự hoạt động trên nguồn lực sẵn có, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình để phục vụ công ích xã hội.

Tuy nhiên, đơn vị dịch vụ công ở mỗi nước cũng có những đặc thù khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị của từng quốc gia và cơ chế hoạt động tài chính công của từng quốc gia. Ở Việt Nam Nhà nước ban hành quy định rất cụ thể từng loại hình đơn vị sự nghiệp, dựa vào khả năng tự chủ về kinh phí của đơn

15

vị để xây dựng các tiêu thức phân loại, đơn vị nào có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động nhiều hơn thì được giao quyền tự chủ nhiều hơn.

Đa số các đơn vị sự nghiệp công sử dụng NSNN là chính, phần tự chủ tài chính của đơn vị thường nhỏ hơn, điều này là do các đơn vị phải tập trung vào thực hiện nhiệm vụ công ích xã hội của Nhà nước giao. Mặc dù nguồn tài chính ở đơn vị dịch vụ công có cơ cấu thu chi khác nhau, nhưng có điểm chung là các khoản chi tiêu đều phải tuân thủ chế độ chính sách, phù hợp với dự toán và tình hình thực tế của đơn vị, nhất là các hoạt động được ngân sách Nhà nước cấp.

Gần đây, ở Việt Nam đã thực hiện việc khoán chi hành chính, giao quyền tự chủ về kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công, điều này đã khuyến khích các đơn vị tiết kiệm chi phí hành chính, đổi mới cơ chế quản lý sao cho hiệu quả, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra tài chính để phòng ngừa các rủi ro, giảm các hành vi gian lận, lãng phí, lành mạnh hoá các quan hệ tài chính.

Những đòi hỏi khách quan trên đã làm tiền đề cho việc thiết lập hệ thống KSRR trong các tổ chức sự nghiệp công. Mục tiêu của KSRR trong khu vực công hướng tới các dịch vụ công và lợi ích cộng đồng, bao gồm:

+ Mục tiêu hoạt động: Đề cập đến sự hiệu quả và hữu hiệu của các hoạt động trong đó bao gồm mục tiêu về hoạt động và mục tiêu về tài chính đồng thời đảm bảo tài sản không bị mất mát trong quản lý hành chính sự nghiệp của đơn vị.

+ Mục tiêu về báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động của bộ máy, cung cấp các thông tin tài chính và phi tài chính kịp thời, phù hợp cho các đối tượng sử dụng.

+ Mục tiêu tuân thủ: Đề cập đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định và chính sách của tổ chức, quy định công ước quốc tế, chính sách, pháp luật của quốc gia và các quy định có liên quan.

+ Mục tiêu về quản lý nguồn lực: Mục tiêu này là phần chi tiết hóa mục tiêu về hoạt động của đơn vị.

Do đặc thù của khu vực công, nên INTOSAI còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, tránh lạm dụng, lãng phí nguồn lực quốc gia.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 26 - 27)