Về Môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 99 - 100)

Xét về yếu tố môi trường kiểm soát thì ở cấp độ CCT KV TU, giải pháp hoàn thiện về môi trường kiểm soát được thể hiện qua các nội dung cơ bản như sau:

- Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử phù hợp đối với người công chức thuế. Động viên khuyến khích công chức phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạng đổi mới lề lối làm việc theo hướng lấy việc phục vụ NNT làm mục tiêu hoạt động. Khi thi hành công vụ, công chức thuế phải thể hiện tác phong đúng đắn, nét mặt vui vẻ tạo sự thoải mái, thân thiện, dễ tiếp xúc, thái độ công tâm bình đẳng để hướng dẫn NNT. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử đối với công chức thuế. Qua đó khen thưởng động viên kịp thời những tấm gương tốt, việc tốt cũng như chấn chỉnh, phê bình và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Yêu cầu Cơ quan Thuế các cấp cùng phối hợp để thực hiện kiểm tra xác minh và đối chiếu số lượng hàng mua vào bán ra; kiểm tra, thanh tra các đơn vị mua, bán hàng hoá, dịch vụ với doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế GTGT hoặc khi có văn bản thông báo, đề nghị xác minh nguồn hàng (các doanh nghiệp F1, F2 hoặc F3... nếu có) (Phụ lục 9 ).

- Phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận; Người quản lý của đơn vị cần phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận nhằm giúp đạt được hiệu quả công việc tốt hơn đồng thời giúp các bộ phận cũng sẽ có trách nhiệm hơn với công việc mà mình được giao, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. Đồng thời mỗi bộ phận chỉ thực hiện đúng công việc trong quyền hạn của mình, giúp quá trình luân chuyển công việc giữa các bộ phận thực hiện dễ dàng và

72

thuận lợi hơn. Phân chia trách nhiệm, đảm bảo quy tắc bất kiêm nhiệm, không cho một người giải quyết mọi mặt của một công việc mà phải phân chia ra cho nhiều người, tránh tình trạng gian lận, sai sót xảy ra. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng rất dễ trong quá trình nhận dạng, tìm kiếm nguyên nhân rủi ro và có hướng xử lý kịp thời. Như vậy có thể thấy việc phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận sẽ tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, giảm thiểu được tối đa các rủi ro tác nghiệp, nhận diện và kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn và mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho tổ chức.

- Ban lãnh đạo cơ quan cần xem xét và điều chỉnh các tiêu chí đánh giá cán bộ: Việc đánh giá phải rõ ràng, cụ thể nhằm tạo sự công bằng, từ đó có sự đồng thuận khi được đánh giá. đánh giá đúng năng lực và có chế độ khen thưởng kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ cho cơ quan.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)