Những kiến nghị hỗ trợ nhằm thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 105)

5.3.1. Đối với Nhà nước

- Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ: Trong thời gian qua, mặc dù các quy định của pháp luật về công tác hóa đơn đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất định từ những quy định pháp lý còn nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý. Hóa đơn là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp xác định nghĩa vụ thuế của mình. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số nội dung về hóa đơn như sau:

+ Quy định cụ thể phương thức thông báo thông tin về hóa đơn hợp pháp được sử dụng để doanh nghiệp dể dàng tiếp cận. Thông báo phát hành hóa đơn của các doanh nghiệp gửi cho cơ quan thuế đồng thời phải được công khai niêm yết tại trụ sở của doanh nghiệp.

+ Xây dựng và triển khai phương án lưu dự phòng dữ liệu hóa đơn điện tử, nâng dung lượng các đường truyền và thiết lập đường truyền dự phòng đảm bảo chất lượng ổn định. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công hóa đơn điện tử để tìm ra giải pháp công nghệ phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong đó, một số nước áp dụng thành công mô hình này như Hàn Quốc, Đức…

+ Cần quy định cụ thể hơn về chế tài xử phạt cũng như mức xử phạt đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm hóa đơn.

- Quản lý thuế nói chung và khấu trừ, hoàn thuế GTGT nói riêng không chỉ là hoạt động độc lập của riêng Chi cục thuế. Để thực hiện tốt công tác này, cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như toàn xã

78

hội:

+ Đối với cơ quan Hải quan: Thực hiện quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác cụ thể hóa bằng văn bản trong công tác quản lý rủi ro, đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng giữa Chi cục thuế và Hải quan. Để đảm bảo công tác trao đổi thông tin và hợp tác, cần nâng cao nhận thức của cán bộ 2 ngành về tầm quan trọng của việc triển khai về quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế. Trên cơ sở đó, các đơn vị hải quan, thuế cần linh hoạt hơn nữa trong việc cung cấp thông tin bằng các phương thức như thư điện tử, văn bản và trao đổi trực tiếp; Thường xuyên có sơ kết đánh giá kết quả hoạt động, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh; Tăng cường công tác cập nhật thông tin đáp ứng được cả 3 tiêu chí: Đầy đủ - kịp thời - chính xác; Nâng cao và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu về hoạt động của DN và thông tin tra cứu thuế, cưỡng chế thuế…, đảm bảo sự tương thích giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế, lấy người dân và DN làm trọng tâm phục vụ để hợp tác, có trách nhiệm hơn. Hai cơ quan có trách nhiệm thường xuyên hỗ trợ, phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành trong công tác phòng, chống tội phạm về hoàn thuế và trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống các hành vi phạm tội trong lĩnh vực hoàn thuế.

+ Đối với cơ quan Công an: Thực hiện tốt các quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và công an để điều tra, xác minh và xử lý kịp thời các hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Trường hợp NNT vi phạm thuộc địa bàn quản lý bỏ trốn khỏi địa bàn kinh doanh cần có sự phối hợp đồng bộ giữa tổ công tác đặt biệt với cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn vi phạm truy cứu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

+ Đối với cơ quan Sở Kế hoạch và đầu tư: Cần phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương trong việc cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh, kiểm tra việc thành lập DN và hoạt động của DN sau khi được cấp giấy phép kinh doanh để kịp thời phát hiện, xử lý đối với các DN đăng ký nhiều ngành nghề nhưng thực tế chỉ hoạt động một ngành, các đối tượng có dấu hiệu vi phạm, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

+ Đối với các tổ chức tín dụng: Phối hợp cung cấp cho cơ quan quản lý thuế một số thông tin phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế trong lĩnh vực hải quan và thuế, như hồ sơ, thông tin giao dịch qua tài khoản ngân hàng; Hồ sơ, chứng từ, số tài khoản thanh toán,… và một số thông tin khác trong việc cung cấp thông tin.

- Trao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm pháp luật về thuế cho cơ quan Thuế:

Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy còn có một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, tránh, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, hành vi vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra ở một đơn vị, cá nhân mà móc nối nhiều tổ chức, cá nhân, ở các địa phương trong

79

phạm vi một nước, thậm chí liên quan đến nhiều quốc gia. Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu như cơ quan quản lý thuế không có chức năng và không được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

Điều tra thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước, đảm bảo chống thất thu có hiệu quả cao; Đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Do CQT có nguồn nhân lực với chuyên môn nghiệp vụ về thuế, kế toán tài chính, quản lý các thông tin về người nộp thuế, có sự hợp tác quốc tế về thuế nên trao quyền điều tra khởi tố các vụ vi phạm về thuế cho CQT là cần thiết, để đảm bảo đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Thuế kịp thời và hiệu quả.

5.3.2. Đối với Ngành thuế

- Sớm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung và các văn bản dưới Luật nói riêng phải đồng bộ, xuyên suốt và sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Khi ban hành chính sách thuế cần giải thích từ ngữ rõ ràng, câu từ gắn gọn, dễ hiểu để việc áp dụng dễ hiểu, cùng quan điểm, tránh tình trạng “một từ mà hiểu nhiều nghĩa”.

- Thời gian áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo có thể áp dụng trong một thời gian dài, Luật sửa đổi, bổ sung phải thay thế Luật cũ trước đây để tránh tình trạng chồng, chéo và dễ dàng khi áp dụng. Hiện nay, có quá nhiều văn bản Luật, Nghị định, Thông tư không còn hiệu lực hướng dẫn về chính sách thuế hiện hành nhưng cơ quan thuế và đặc biệt là doanh nghiệp vẫn áp dụng để giải quyết công việc dẫn đến rủi ro trong công tác chống thất thu thuế và việc khiếu nại của người nộp thuế cho nên khi ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách thuế dưới Luật cần quy định rõ về thời gian áp dụng.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống ứng dụng phục vụ hiệu quả công tác khai thác thông tin một cách tối đa, đáp ứng yêu cầu quản lý. Để triển khai hiệu quả hệ thống thông tin quản lý thuế cần thiết phải xây dựng những chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ công tác thu thập, phân tích và xử lý thông tin quản lý thuế kịp thời, nhanh chống và chính xác. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế triển khai các hệ thống ứng dụng hợp nhất cho công tác quản lý thuế cải cách như đăng ký thuế, xử lý tờ khai, chứng từ thuế, phân tích thông tin theo mức độ đánh giá rủi ro…Hệ thống ứng dụng được xây dựng của Chi cục thuế cần tích hợp với hệ thống ứng dụng của các cơ quan liên quan trên địa bàn như cơ quan đăng ký kinh doanh, hải quan, ngân hàng….

- Tăng cường công cụ hữu hiệu dễ làm, dễ tra cứu để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận biết hóa đơn bất hợp pháp. Khẩn trương hoàn thành đề án cấp mã chống giả hóa đơn cho các doanh nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế. Cần có quy định bằng văn bản cụ thể đối với các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn thì không được tự in, đặt in hóa đơn mà phải mua hóa đơn tại cơ quan thuế.

80

- Khẩn trương hoàn thiện trên trang thông tin điện tử của Tổng cục thuế về chuyên mục hóa đơn để người nộp thuế có thể tra cứu thông tin về các doanh nghiệp phát hành, sử dụng hóa đơn để qua đó ngăn ngừa và hạn chế tình trạng mua, bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để gian lận thuế, trốn thuế.

- Tổng cục Thuế nên rà soát tình hình biên chế, nhân sự ở các địa phương bố trí đồng đều và phù hợp hơn.

- Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân và tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ.

- Cần tuyên truyền và ban hành các biện pháp trong việc người tiêu dùng mua hàng hóa phải lấy hóa đơn, nhằm hạn chế tình trạng bán hàng không xuất hóa đơn của các đơn vị kinh doanh.

- Triển khai và tạo điều kiện để DN chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang áp dụng hóa đơn điện tử 100% nhằm tối ưu hóa hoạt động của DN. Sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ giúp DN giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ, thuận tiện cho hạch toán kế toán, rút ngắn thời gian thanh toán cho việc gửi/ nhận hóa đơn, mà còn giảm thiểu rủi ro thất lạc hóa đơn trong giao dịch mua bán hàng hóa, tránh tình trạng tổ chức, cá nhân khác lợi dụng sử dụng bất hợp pháp hóa đơn... Đối với cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử giúp ngành thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro DN. Đồng thời cơ quan thuế và cơ quan khác của nhà nước không tốn chi phí và thời gian đối chiếu hóa đơn, nhằm ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các DN bỏ trốn, mất tích, khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại điện tử phát trển.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn triển khai rộng cho các Cục thuế, Chi cục thuế quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, các quy định nghiệp vụ về việc ban hành quy trình và bộ tiêu chí kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế bằng công nghệ thông tin. Hướng dẫn đề án bộ tiêu chí, bộ chỉ số lựa chọn hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế quản lý. Hướng dẫn sử dụng ứng dụng phân tích rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế (TPR) ứng dụng hỗ trợ thanh tra kiểm tra thuế (TTR).

5.3.3. Đối với Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

- Thực hiện công khai minh bạch công tác tổ chức cán bộ, luân chuyển công chức giữa các đội. Đây là một việc rất quan trọng và cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro và tiêu cực tại đơn vị. Phối hợp tốt giữa các đội thuế: Mọi hoạt động trong thực thi nhiệm vụ quản lý thu thuế phải được phân chia quyền hạn, nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất giữa các đội về nguồn thông tin và hướng xử lý công việc.

81

- Kiến nghị cấp trên bổ sung nguồn nhân lực, cơ cấu lại tổ chức bộ máy đúng theo quy định của Tổng cục Thuế. Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao trình độ kiểm tra, giám sát cho cán bộ kiểm tra nội bộ, thẩm định pháp chế.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức mới và kỹ năng về công tác kế toán, kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức trong toàn Chi cục Thuế. Định kỳ có thể là 02 năm một lần cần tổ chức sát hạch, kiểm tra kiến thức về thuế, chế độ kế toán, công nghệ thông tin cho toàn thể công chức trong cơ quan để từ đó xem xét bố trí công việc cho phù hợp với năng lực của từng cán bộ công chức. Trang bị máy móc hiện đại trong hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hóa đơn, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào đối chiếu, xác minh hóa đơn. Tăng cường công tác đối chiếu bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra của các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong toàn hệ thống ngành thuế.

- Xây dựng chuyên đề thanh tra, kiểm tra hoàn thuế đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nghề được xác định có rủi ro cao, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Đồng thời, tăng cường công tác thanh kiểm tra nội bộ ngành để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoàn thuế và hạn chế tiêu cực xảy ra. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư tố cáo kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thường xuyên tuần lễ lắng nghe ý kiến của Người nộp thuế, Nhằm nắm được tâm tư nguyện vọng của người nộp thuế và thái độ làm việc của cán bộ thuế để có biện pháp ngăn chặn kịp thời cán bộ thuế làm khó, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

5.4. Các hạn chế và phương hướng nghiên cứu tiếp theo

- Hạn chế thứ nhất: Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên tác giả chỉ khảo sát ý kiến của 132 cán bộ công chức tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên và Cục thuế, điều này mới chỉ phản ánh được phần lớn ảnh hưởng của các nhân tố bên trong mà không thể phản ánh đầy đủ và chính xác ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tác động đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế tại Chi cục thuế khu vực Tân Uyên.

- Hạn chế thứ hai: Mẫu nghiên cứu bảng khảo sát còn nhỏ, do nghiên cứu định lượng nên mẫu nghiên cứu càng lớn càng tốt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 𝑅2 bằng 73,7% chứng tỏ mô hình chỉ giải thích được 73,7% ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế tại Chi cục thuế khu vực Tân Uyên là do sự tác động của 8 nhân tố là Môi trường kiểm soát, Thiết lập các mục tiêu, Nhận diện rủi ro tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, các Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát. Còn lại 26,3% ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế tại Chi cục thuế khu

82

vực Tân Uyên là do sự tác động của các yếu tố khác nhưng chưa được nghiên cứu trong đề tài này. Do vậy nghiên cứu tiếp theo cần tìm ra các yếu tố khác có ảnh hưởng đến công tác hoàn thuế tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên.

5.5. Kết luận chương 5

Chương này tác giả đưa ra các giải pháp để giải quyết mục tiêu của đề tài và cũng là câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để nâng cao hiệu công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục thuế khu vực Tân Uyên.

Kiểm soát rủi ro trong quản lý thuế của tổ chức cần được xây dựng và hoàn thiện trên nền tảng lý luận vững chắc, và phù hợp với tình hình thực tế, trình độ quản

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 105)