Bài học trong xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong quản

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 49 - 52)

trong quản lý hoàn thuế GTGT

Cơ quan thuế Việt Nam đang thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế. Để vừa thực hiện được mục tiêu cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế vừa đảm bảo hiệu quả quản lý hoàn thuế GTGT thì việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là rất quan trọng, đặc biệt là áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế. Ban quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế đã được thành lập với nhiệm vụ xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý, tiêu chí, quy trình về quản lý rủi ro trong quản lý thuế, Tiếp theo đó Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1625/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 về quy trình quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để lập kế hoạch thanh kiểm tra sau hoàn thuế. Về khía cạnh công nghệ thông tin, chức năng quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế đã được tích hợp trên Ứng dụng quản lý thuế của cơ quan thuế (Tax management system) và đã có riêng một phần mềm phân tích rủi ro người nộp thuế phục vụ công tác lập kế hoạch thanh kiểm tra thuế (TPR). Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện các công việc sau:

1. Rà soát phân loại rủi ro, tập trung thanh tra, kiểm tra sau hoàn trong vòng 1 năm đối với các quyết định hoàn thuế có rủi ro cao theo quy định tại điểm a, Khoản 4, Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ; Khoản 18 Điều 1 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

- Trong quá trình rà soát phân loại rủi ro, các Cục Thuế, Chi cục Thuế thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại các Công văn: Công văn số 7527/BTC-TCT ngày 12/06/2013 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế;

38

Công văn số 7256/BTC-TCT ngày 12/06/2013 của Bộ Tài chính về việc tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế; Công văn số 9345/BTC-TCT ngày 19/07/2013 về việc hướng dẫn bổ sung nội dung Công văn số 7527/BTC-TCT; Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung sửa đổi nội dung Công văn 7527/BTC-TCT; Công văn số 1752/BTC-TCT ngày 10/02/2014 của Bộ Tài chính về việc tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế; Công văn số 11797/BTC-TCT ngày 22/08/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn và bổ sung nội dung Công văn số 1752/BTC-TCT.

2. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra kết hợp với thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế GTGT. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT xác định vụ việc phức tạp có rủi ro về thuế thì thực hiện đánh giá rủi ro, thanh tra kiểm tra chuyên sâu, rà soát kỹ các rủi ro theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ; Công văn số 2933/TCT-TTr ngày 30/6/2016 về việc tăng cường kiểm tra phát hiện xử lý vi phạm mua, bán, in phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng hoá; Công văn số 982/TCT-TTr ngày 23/3/2018 về việc tăng cường công tác quản lý thuế và Quyết định số 165/QĐTCT ngày 14/02/2017 về việc phối hợp giữa cơ quan thuế các cấp trong xử lý hồ sơ có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế có liên quan đến nhiều địa phương trước khi cho doanh nghiệp hoàn thuế; đồng thời triển khai các bước như sau:

- Báo cáo Tổng cục Thuế để kịp thời trao đổi với các cơ quan Thuế các nước có liên quan về các doanh nghiệp kí hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với doanh nghiệp hoàn thuế GTGT để xác minh về tài khoản thanh toán và các thông tin khác có liên quan.

- Phối hợp giữa cơ quan thuế các cấp để thực hiện kiểm tra xác minh và đối chiếu hàng hoá mua vào bán ra; kiểm tra, thanh tra các đơn vị mua, bán hàng hoá, dịch vụ với doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế GTGT (các doanh nghiệp F1, F2 hoặc F3... nếu có).

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan như: phối hợp với Cơ quan Hải Quan để xác minh nguồn gốc hàng hóa, tờ khai nhập khẩu, kiểm tra đột xuất các lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp hoàn thuế và việc vận chuyển hàng hoá liên quan đến lô hàng xuất khẩu; phối hợp với Cơ quan Công an để thực hiện xác minh các giao dịch kinh tế phát sinh; phối hợp với Cơ quan Ngân hàng để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng....

- Kiểm tra thực tế kho hàng, xuất nhập tồn kho hàng hoá, phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển, bốc xếp tương ứng với lượng hàng hóa mua vào, bán

39

ra, mật độ, số lượng xe ô tô vận chuyển ra vào, hoạt động thanh toán tiền hàng, đối chiếu chứng từ thanh toán tương ứng với từng lần xuất hàng, việc thực hiện quản lý ấn chỉ, hóa đơn, quá trình tuân thủ pháp luật thuế, lịch sử kết quả thanh tra, kiểm tra thuế...

3. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Kết thúc thanh tra, kiểm tra sau hoàn. Cục Thuế các tỉnh, thành phố tập trung đôn đốc thu hồi hoàn tiền thuế GTGT và xử lý vi phạm về thuế theo quy định.

4. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra xác định Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế thì thực hiện thu thập, củng cố đầy đủ hồ sơ pháp lý để chuyển thông tin và các dấu hiệu vi phạm pháp luật (nếu có) đến Cơ quan Công an theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC- BNN&PTNTVKSNDTC ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

5. Xây dựng chuyên đề thanh tra, kiểm tra hoàn thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng gỗ, gỗ thành phẩm; doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu linh kiện điện tử và máy tính. Trong quá trình xây dựng chuyên đề và triển khai thanh tra, kiểm tra cần tuân thủ các quy định và các chỉ đạo nêu trên về công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn tại Công văn số 2124/TCT-TTKT ngày 22/05/2020 về việc giải quyết hoàn thuế.

Trên thế giới, quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế đã được triển khai thực hiện ở nhiều khía cạnh, nội dung chuyên môn nghiệp vụ, và thực tế đã giúp kiểm soát hữu hiệu tình trạng trốn thuế của người nộp thuế. Để công tác quản lý rủi ro đạt hiệu quả cần có bộ tiêu chí làm nền tảng để đánh giá rủi ro. Hiện nay cơ quan thuế đang áp dụng bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá rủi ro theo Quyết định số 1005/QĐ-BTC ngày 01/11/2016 của Bộ Tài chính. Bộ tiêu chí và chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra sau hoàn thuế gồm 11 tiêu chí và 16 chỉ số tiêu chí, để đánh giá theo 4 nội dung: đánh giá rủi ro trong việc thực hiện các quy định về đăng ký thuế, đánh giá rủi ro qua thông tin từ các cơ quan ngân hàng hải quan chuyển đến, đánh giá rủi ro thông qua báo cáo tài chính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro thông qua tình hình nộp thuế nợ thuế và chấp hành pháp luật về thuế.

40

Ngoài bộ tiêu chí đánh giá rủi ro được ban hành, cơ quan thuế các cấp nên vận dụng thêm một số tiêu chí quản lý rủi ro dựa vào thông tin thu thập được trong quá trình quản lý thuế tại các đơn vị:

- Báo lỗ, lỗ liên tiếp: liên tiếp có số thuế phải nộp ít hoặc không phải nộp; - Biến động của tỷ lệ thuế TNDN và thuế GTGT phát sinh trên doanh thu (doanh thu tăng nhưng thuế phát sinh giảm);

- Thuế phát sinh giảm sút so với các năm trước so với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng không giải trình được; kết quả thuế không phù hợp với phân giao dự toán đối với doanh nghiệp vốn nhà nước;

- Các thay đổi lớn về tình hình tài chính, biến động của các chỉ tiêu tài chính cơ bản như hiệu quả kinh doanh (hệ số khả năng thanh toán tổng quát, lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (ROS), giá vốn/doanh thu thuần, tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE);

- Có phát sinh những yếu kém trong tuân thủ pháp luật về thuế: không đăng ký thuế, chậm đăng ký thuế, chậm nộp tờ khai thuế, không kê khai thuế, chậm nộp thuế, đã từng bị xử phạt về hành vi trốn thuế gian lận thuế trước đây...;

- Thời gian chưa được thanh kiểm tra sau hoàn thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)