Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 71 - 73)

Phát triển thang đo:

KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Theo báo cáo COSO 1992 cập nhật đến 2004, tại mục 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong đơn vị công Chương 2, thì luận văn đã trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSRR trong đơn vị công bao gồm những nhân tố cụ thể sau: Môi trường kiểm soát; Thiết lập các mục tiêu; Nhận dạng rủi ro tiềm tàng; Đánh giá rủi ro; Phản ứng rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin, truyền thông và giám sát. Chi tiết thang đo cho các nhân tố này được đính kèm tại phần phụ lục.

Ở bước phân tích sơ bộ, tác giả đã gửi bảng câu phỏng vấn chuyên gia và tổng hợp kết quả như sau:

50

Theo Quý Anh/Chị trong các nhân tố liệt kê dưới đây (theo COSO/INTOSAI), nhân tố nào tác động đến công tác kiểm soát rủi ro?

STT Nhân tố Có Tỷ lệ

1 Môi trường kiểm soát X 100%

2 Thiết lập các mục tiêu X 100%

3 Nhận dạng rủi ro tiềm tàng X 100%

4 Đánh giá rủi ro X 100%

5 Phản ứng rủi ro X 100%

6 Hoạt động kiểm soát X 100%

7 Thông tin và truyền thông X 100%

8 Giám sát X 100%

Đồng thời dựa vào đặc điểm riêng của ngành thuế, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế tại CCT KV TU và hoàn thiện hệ thống KSRR theo phương trình hồi quy sau:

KSRR = α + β1MT + β2TL + β3ND + β4DG + β5PU + β6KS + β7TT + β8GS+ ε. Tổng hợp, như vậy mô hình kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU sẽ có 8 nhân tố ảnh hưởng.

Trong đó:

Biến phụ thuộc (KSRR): Kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU.

Biến độc lập: 8 biến sau (MT, TL, ND, DG, PU, KS, TT, GS) MT: Môi trường kiểm soát.

TL: Thiết lập các mục tiêu. ND: Nhận dạng rủi ro tiềm tàng. DG: Đánh giá rủi ro.

PU: Phản ứng rủi ro. KS: Hoạt động kiểm soát. TT: Thông tin và truyền thông. GS: Hoạt động giám sát.

α: Hằng số.

βi: Hệ số các biến giải thích. ε: Phần dư.

Thang đo được hình thành và đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước. tác giả đề xuất 8 giả thuyết cần phải kiểm định, bao gồm:

51

Giả thuyết H1 – Môi trường kiểm soát có tác động dương đối với việc nâng

cao công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Giả thuyết H2 – Thiết lập các mục tiêu có tác động dương đối việc nâng cao

công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Giả thuyết H3 – Nhận dạng rủi ro tiềm tàng có tác động dương đối việc nâng

cao công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Giả thuyết H4 – Đánh giá rủi ro có tác động dương đối việc nâng cao công

tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Giả thuyết H5 – Phản ứng rủi ro có tác động dương đối với việc nâng cao

công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Giả thuyết H6 – Hoạt động kiểm soát có tác động dương đối với việc nâng

cao công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Giả thuyết H7 – Thông tin và truyền thông có tác động dương đối với việc

nâng cao công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Giả thuyết H8 – Hoạt động giám sát có tác động dương đối với việc nâng cao

công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 71 - 73)