Về Giám sát

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 102 - 103)

Đối với CCT KV TU, giải pháp hoàn thiện yếu tố này nên thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây:

- Tăng cường nguồn lực cho Bộ phận Kiểm tra nội bộ, Thẩm định pháp chế. Đồng thời, thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra cho bộ phận nhằm phát hiện những sai sót và nâng cao hiệu quả giám sát.

75

- Để hệ thống KSRR trong cơ quan đạt hiệu quả, Ban lãnh đạo phải thường xuyên giám sát, đánh giá HTKSRR, phát hiện rủi ro chưa được kiểm soát hoặc đã phát hiện nhưng biện pháp kiểm soát chưa thật sự hiệu quả. Cần tăng cường kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện những sai phạm, từ đó giúp Ban lãnh đạo đề ra những biện pháp chấn chỉnh và xử lý phù hợp. Cần tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra nội bộ đột xuất trên nguyên tắc đảm bảo bí mật thông tin dưới dạng kiểm tra theo chuyên đề, theo tính chất công việc nhằm phát hiện, xử lý công chức có tư tưởng đối phó và che dấu hành vi vi phạm của mình.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ: Việc xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ có thể là 2 tháng hoặc 06 tháng một lần là hết sức cần thiết và rất quan trọng vì đây là một trong những biện pháp có thể kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro sai sót trong thực thi công việc của công chức thuế.

- Kiểm soát quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức về việc xử lý thông tin. Các báo cáo trình lên ban lãnh đạo vẫn chưa đảm bảo tính đầy đủ và trung thực, cần có những báo cáo kiểm soát định kỳ, từ đó Ban lãnh đạo có thể đối chiếu và so sánh để chỉ đạo thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả hơn.

- Tách bộ phận kiểm tra nội bộ thành một bộ phận độc lập. Bộ phận kiểm tra nội bộ muốn kiểm soát một cách khách quan thì phải tách bộ phận kiểm tra nội bộ thành một bộ phận độc lập và chỉ chịu trách nhiệm với cấp kiểm tra nội bộ cao hơn mà cụ thể cấp Chi cục thì chịu trách nhiệm trước Cục Thuế, cấp Cục thì chịu trách nhiệm trước Tổng cục Thuế, cấp Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính chứ không phải kiểm tra nội bộ là một bộ phận nằm trong sự điều hành của thủ trưởng cơ quan mình đang công tác. Như vậy, công tác kiểm tra nội bộ mới được thực hiện một cách công tư và khách quan.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 102 - 103)