Trên cơ sở thực trạng về KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU đã được trình bày trong Chương 3, cùng với cơ sở lý luận đã được trình bày trong Chương 2, tác giả đã xây dựng bảng khảo sát nhằm thu thập ý kiến của cán bộ công chức dưới nhiều góc độ từ các cấp quản lý đến cán bộ công chức trực tiếp giải quyết hoàn thuế, từ các phòng gián tiếp đến các phòng trực tiếp giải quyết hoàn thuế…. Đối tượng khảo sát như đã nêu cung cấp cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về thực trạng
62
KSRR trong quản lý hoàn thuế để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này.
Bảng khảo sát gồm có Phiếu khảo sát sơ bộ và Phiếu khảo sát chính thức tác giả trình bày cụ thể trong (Phụ lục 6).
- Phiếu khảo sát sơ bộ mục tiêu khảo sát về các nhân tố tác động đến công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng tại CCT KV TU.
- Phiếu khảo sát chính thức, gồm 2 nội dung:
+ Phần thông tin chung để phục vụ thống kê mô tả mẫu.
+ Phần bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 nội dung, được xây dựng theo nhóm với thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý – Rất đồng ý. Các nội dung cụ thể: (1) Các câu hỏi trong Phần A Đánh giá về thực trạng của hệ thống kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế GTGT tại tại CCT KV TU, trên cơ sở các câu hỏi từ câu hỏi KSRR1 đến câu hỏi KSRR7, (2) Các câu hỏi trong Phần B với mục tiêu đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kiểm soát rủi ro. Từ mô hình nghiên cứu được trình bày trong đề cương, tác giả đã thiết lập bảng câu hỏi gồm 8 nhân tố và thực hiện phỏng vấn thử, lấy ý kiến. Các nhân tố gồm có: Môi trường kiểm soát; Thiết lập các mục tiêu; Nhận dạng rủi ro tiềm tàng; Đánh giá rủi ro; Phản ứng rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin, truyền thông và giám sát.