Thực trạng công tác kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia tăng của Chi cục

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 60 - 65)

Thuế Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020

Số liệu được trích dẫn từ Báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018 đến năm 2020; Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019 đến năm 2021 của CCT KV TU. Dựa trên số liệu thu thập liên quan tình hình xử lý hồ sơ kiểm tra hoàn thuế qua từng năm, tác giả đã thống kê đưa ra Bảng số liệu 3.4. Bảng số liệu mô tả kết quả thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế gồm số lượng hồ sơ hoàn, số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn và số tiền thuế không được hoàn tại CCT KV TU từ năm 2018- 2020 và Bảng số liệu 3.5. Bảng số liệu mô tả kết quả thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế gồm số lượng hồ sơ hoàn, số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn và số tiền thuế truy thu và tiền phạt tại CCT KV TU từ năm 2018-2020

Bảng 3.4: Bảng kết quả Công tác Kiểm tra trước hoàn thuế sau từ năm 2018 đến năm 2020

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Kết quả thực hiện

Kiểm tra trước hoàn thuế sau Tỷ lệ năm 2019/2018

Tỷ lệ năm 2020/2019 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng hồ sơ (bộ) 55 83 97 151% 117% Tổng số thuế đề nghị 140,661 246,437 300,868 175% 122% Số tiền thuế không

được hoàn 27,976 41,162 42,929 147% 104%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018-2020; Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019-2021 của Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy qua 3 năm, CCT KV TU đã thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế sau cho tổng cộng 235 bộ hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau. Số lượng hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2018, số lượng hồ sơ thuộc diện này là 55 hồ sơ, sang năm 2019 tăng lên 83 hồ sơ (tăng 51%), năm 2020 tăng 97 hồ sơ (tăng 17% so với năm 2019, tăng 76% so với năm 2018).

55

Biểu đồ 3.1: Số tiền thuế GTGT doanh nghiệp đề nghị hoàn, số tiền thuế GTGT được hoàn và số tiền thuế GTGT không được hoàn giai đoạn 2018-2020

tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018-2020; Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019-2021 của Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên.

Theo biểu đồ 3.1 và bảng 3.4, ta thấy được phần chênh lệch giữa số tiền thuế GTGT các DN đề nghị được hoàn với số tiền thực tế được giải quyết hoàn cho các DN đối với các hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau. Số tiền thuế GTGT không được hoàn tăng qua các năm cụ thể, năm 2018, số tiền thuế không được hoàn là 27,976 triệu đồng, chiếm 19,9% so với số tiền đề nghị hoàn. Năm 2019, số tiền không được hoàn tuy có tăng lên 41,162 triệu đồng, nhưng lại chiếm 16,7% số tiền các DN đề nghị hoàn, thấp hơn 3,2% so với năm 2018. Đến năm 2020, số tiền thuế không được hoàn tiếp tục tăng mức 42,929 triệu đồng, chỉ chiếm 14,3% số thuế GTGT các DN đề nghị hoàn, thấp hơn 2,4% so với năm 2019.

Điều này chứng tỏ tình hình chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế ngày một tốt hơn, đồng thời khả năng quản lý, giám sát và tuyên tuyền chính sách pháp luật về thuế của ngành thuế được quan tâm hơn trong đó có công tác kiểm tra, trực tiếp tác động đến sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế, làm cho người nộp thuế ý thức được trách nhiệm của mình, tự giác kê khai nộp thuế khá đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

Nhìn chung, trong giai đoạn này, công tác kiểm tra trước hoàn của Chi cục thuế đã đạt được những kết quả nhất định, không bỏ sót đối tượng thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau, xác định đúng số thuế mà DN được hoàn, phát hiện kịp thời những sai phạm, gian lận của DN, từ đó tạo ra sự răn đe, sức ép buộc các DN phải

140,661 246,437 300,868 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số thuế GTGT đề nghị hoàn Số thuế GTGT được hoàn Số thuế GTGT không được hoàn

56 chấp hành nghiêm chỉnh.

Bảng 3.5: Bảng kết quả công tác Kiểm tra sau hoàn thuế từ năm 2018 đến năm 2020.

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Kết quả thực hiện

Kiểm tra sau hoàn thuế

Tỷ lệ năm 2019/2018 (%) Tỷ lệ năm 2020/2019 (%)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng hồ sơ (bộ) 54 69 90 128% 130%

Tổng số đã hoàn 374,401 466,555 737,602 125% 158%

Số Thuế truy hoàn 345 166 399 48% 240%

Xử phạt 391 303 660 77% 218%

Tổng số truy hoàn

và xử phạt 736 469 1059 63% 226%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018-2020; Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019-2021 của Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên.

Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng hồ sơ thuộc diện kiểm tra sau, hoàn thuế trước có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2018, số lượng hồ sơ thuộc diện này là 54 hồ sơ, sang năm 2019 là 69 hồ sơ (tăng 28%), năm 2020 là 90 hồ sơ (tăng 30% so với năm 2019, tăng 2 % so với năm 2018). Nhìn chung: Số cuộc kiểm tra sau hoàn thuế chiếm tỷ trọng tương đối so với số lượng hồ sơ hoàn thuế trước kiểm sau của năm trước liền kề. Số tiền thuế GTGT đã được hoàn theo diện hoàn thuế trước kiểm tra sau có xu hướng tăng trong khoảng thời gian này, trong năm 2018 là 374,401 triệu đồng, năm 2019 là 466,555 triệu đồng (tăng 25% so với năm 2018) và năm 2020 là 737,602 triệu đồng (tăng 58% so với năm 2019 và tăng 97% so với năm 2018).

Trong giai đoạn từ 2018-2020, CCT KV TU đã thực hiện 213 cuộc kiểm tra, số thuế truy hoàn là 910 triệu đồng, số xử phạt là 1,354 triệu đồng. Như vậy bình quân một năm CCT KV TU thực hiện 71 cuộc kiểm tra, số thuế xử lý truy thu là 303 triệu đồng, số tiền xử phạt là 451 triệu đồng. Số thuế bị truy thu xử phạt qua kiểm tra sau hoàn thuế GTGT như trên là không đáng kể (bình quân 1 năm số lượt kiểm tra sau hoàn thuế GTGT là 71 cuộc, số thuế truy thu xử phạt là 10,6 triệu đồng/cuộc).

Nhìn chung, theo quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế thì tại CCT áp dụng cơ chế kiểm tra, thanh tra sau hoàn trong thời hạn năm năm kể từ ngày

57

có quyết định hoàn thuế theo sắp xếp thứ tự thực hiện theo xếp hạng mức độ rủi ro từ cao xuống thấp. Trường hợp rủi ro cao CCT tiến hành thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn 1 năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế. Chính vì vậy việc tập trung vào soát xét kiểm tra hồ sơ sau hoàn thuế GTGT được ưu tiên hơn, và thực tế đã cho thấy sự hiệu quả (số hồ sơ kiểm tra hoàn thuế đạt gần 87% số hồ sơ thuộc hoàn trước kiểm tra sau của năm trước liền kề). Tuy nhiên, qua số liệu thống kê phần nào cho thấy số thuế truy thu, xử phạt trung bình trên mỗi cuộc kiểm tra sau hoàn là chưa cao, cho thấy công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU chưa thật sự hữu hiệu. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hoàn thuế chưa chú trọng thực hiện rà soát các rủi ro, sai phạm thường gặp của người nộp thuế trong việc thực hiện theo quy định Luật Quản lý thuế để xác định các rủi ro chính cần xử lý, cũng như những người nộp thuế có rủi ro lớn. Công tác thiết lập, cập nhật các chỉ số qua quá trình thanh tra, kiểm tra còn chưa được chú trọng, do đó chất lượng chỉ số tiêu chí, trọng số dùng để đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế còn thấp. Tuy nhiên cần đi vào phân tích chi tiết hệ thống kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT để có một đánh giá toàn diện và mang tính khách quan.

Biểu đồ 3.2: Số tiền truy hoàn và số tiền xử phạt của hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau giai đoạn 2018-2020 tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018-2020; Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019-2021 của Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên.

Theo biểu đồ 3.2 và bảng 3.5 Cho thấy công tác kiểm tra sau hoàn thuế chưa đạt hiệu quả, số thuế truy hoàn và xử phạt sau hoàn thuế năm 2018 là 736 triệu đồng, chiếm gần 0.2% so với số tiền thuế GTGT đã hoàn; năm 2019 là 469 triệu đồng (giảm 47% so với năm 2018), chiếm 0.1% so với số tiền thuế GTGT đã hoàn; năm

391 303 660 0 200 400 600 800 1,000 1,200

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số thuế truy hoàn Số Tiền xử phạt

58

2020 là 1059 triệu đồng (tăng 126% so với năm 2019), chiếm 0.14% so với số tiền thuế GTGT đã hoàn. Theo số liệu cho thấy giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, CCT KV TU đã thay đổi phương pháp kiểm tra là đánh giá rủi ro với sự hỗ trợ của các chương trình ứng dụng và một phần năng lực, kinh nghiệm các bộ công chức hoàn thuế được nâng lên. Kết quả công tác kiểm tra trước hoàn thuế có bước chuyển biến rõ nét. Công tác kiểm tra được tăng cường và chú trọng về mặt chất lượng, cho nên phần nào hạn chế, ngăn chặn hành vi sai phạm của người nộp thuế, nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế.

3.2.4. Thực trạng công tác Thẩm định pháp chế trong quy trình ra quyết định hoàn thuế giai đoạn 2018-2020:

Tại CCT KV TU, cơ cấu bộ máy được tổ chức theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ban hành ngày 25/3/2019 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế. Qua các phân tích trong Chương 2, nhìn chung KSRR trong hoàn thuế GTGT đã đang tồn tại một cách hiệu quả và có ảnh hưởng tích cực đến công tác giải quyết hoàn thuế thường xuyên tại CCT KV TU. Về hoạt động kiểm soát, Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán, mà cụ thể là bộ phận nghiệp vụ pháp chế, là đầu mối trong chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý hoàn thuế, chính sách pháp luật về thuế, thực hiện chức năng thẩm định pháp chế, tổng hợp vướng mắc chính sách và công tác báo cáo hoàn thuế. Về hoạt động giám sát, theo quy định phòng Kiểm tra nội bộ giao nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan, kiểm tra tính liêm chính của các đơn vị, cán bộ trong việc thực hiện công tác quản lý thuế.

- Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính đã bổ sung thêm một số nội dung về thẩm định và giám sát hồ sơ hoàn thuế. Theo đó cơ quan thuế các cấp cần thực hiện thẩm định, giám sát hồ sơ hoàn thuế trước khi ban hành quyết định hoàn thuế và chi hoàn thuế cho người nộp thuế.

- Về thẩm định: Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán thực hiện thẩm định về thủ tục hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, thẩm quyền ban hành quyết định hoàn thuế. Thời hạn hoàn thành việc thẩm định hoàn thuế là: một ngày làm việc đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau; ba ngày làm việc đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau kể từ thời điểm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.

- Về giám sát hoàn thuế: Tổng cục Thuế thực hiện giám sát tự động đối với hồ sơ hoàn thuế trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế, CCT KV TU có trách nhiệm cập nhật kết quả thẩm định lên hệ thống ứng dụng quản lý thuế (TMS) để Tổng cục Thuế thực hiện chức năng giám sát tự động.

- Theo số liệu tại Bảng 3.3 về công tác hoàn thuế GTGT giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020: Trong năm 2018 Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán đã thực hiện thẩm định 269 hồ sơ với số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn là 635,138 triệu

59

đồng; năm 2019 là 346 hồ sơ với số tiền thuế GTGT là 969,831 triệu đồng; năm 2020 là 432 hồ sơ với số tiền thuế GTGT là 1,289,941 triệu đồng,

Hiện nay, tổng số lượng cán bộ công chức công tác tại phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán là 3 người. Đồng thời, việc thẩm định hồ sơ hoàn thuế có liên quan đến nhiều khía cạnh chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, phòng cháy chữa cháy,… Điều này thực tế tạo ra áp lực cho cán bộ và Lãnh đạo phòng phụ trách về khối lượng hồ sơ phải thẩm định, việc cần thường xuyên cập nhật hệ thống hoá các văn bản pháp luật khi thực hiện thẩm định và cần phải xác định văn bản pháp luật của từng thời kỳ để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 60 - 65)