Kiểm định mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 84 - 85)

4.3.4.1. Phương pháp kiểm định mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Để kiểm định mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, hệ số tương quan Pearson sẽ được sử dụng. Để phân tích hồi quy, điều kiện cần phải có là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc. Khi sử dụng SPSS, mức độ tương quan càng cao nếu giá trị sig < mức ý nghĩa (vd: 0,05) và hệ số tương quan Pearson càng lớn và tiến đến 1, Theo Evan (1996), giá trị tuyệt đối hệ số tương quan Pearson (tạm gọi là |r|) thể hiện mức độ tương quan giữa hai biến như sau: 0 ≤ |r| < 0,2 là rất yếu; 0,2 ≤ |r| < 0,4 là yếu; 0,4 ≤ |r| < 0,6 là trung bình; 0,6 ≤ |r| < 0,8 là mạnh và 0,8 ≤ |r| < 1 là rất mạnh. Ngoài ra, khi kiểm định hệ số tương quan Pearson, nếu giữa các biến độc lập có hệ số tương quan cao (và thỏa mãn điều kiện giá trị sig < mức ý nghĩa) thì cần kiểm tra yếu tố đa cộng tuyến.

Để kiểm định mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, trước hết ta thiết lập các biến đại diện cho các nhân tố trên với giá trị của chúng bằng giá trị trung bình của các biến quan sát còn trong mô hình sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA. Cụ thể các biến đại diện như sau:

KSRR Kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT, MT Môi trường kiểm soát,

KS Hoạt động kiểm soát, TL Thiết lập các mục tiêu, PU Phản ứng rủi ro,

RR Đánh giá rủi ro,

TT Thông tin và truyền thông, GS Hoạt động giám sát,

57

4.3.4.2. Kết quả kiểm định mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Bảng 4.19: Tương quan giữa các biến.

Căn cứ theo kết quả trên, thì giá trị sig của các biến phụ thuộc với biến độc lập < 0,01 cho thấy ở mức ý nghĩa 0,01, thì các biến phụ thuộc đều có tương quan với biến độc lập. Căn cứ giá trị tương quan Pearson thì các biến độc lập và biến phụ thuộc có mức độ tương quan từ trung bình đến mạnh. Như vậy mô hình đạt điều kiện về sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc để có thể phân tích hồi quy.

Bên cạnh đó, giá trị sig giữa các biến độc lập cho thấy giữa chúng cũng có sự tương quan với nhau, tuy nhiên |r| biến thiên từ 0,192 đến 0,601 tức mức độ tương quan là từ yếu đến trung bình. Do đó cần xem xét việc mô hình có bị đa cộng tuyến hay không. Dấu hiệu đa cộng tuyến sẽ được xem xét thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF khi phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 84 - 85)