Xét về yếu tố nhận dạng rủi ro tiềm tàng thì thường có nhiều nội dung để xem xét. Ở cấp độ CCT KV TU, giải pháp hoàn thiện về nhận dạng rủi ro tiềm tàng được thể hiện qua các nội dung cơ bản như sau:
- Phân tích nhận dạng rủi ro: Dựa vào đặc điểm quy trình hoàn thuế cơ quan thuế có thể nhận dạng rủi ro qua các kỹ thuật sau:
+ Tập huấn những chuyên đề, tham gia hội thảo về các nội dung chuyên sâu về quản lý, giám sát đối tượng nộp thuế, đặc biệt là phân tích chuyên sâu những đối tượng doanh nghiệp có rủi ro cao, DN bỏ trốn, chuyển địa điểm thường xuyên nhằm né tránh hành vi vi phạm.
+ Tập trung khai thác phân tích dữ liệu của ngành thuế trên phần mềm phân tích rủi ro TPR, lập danh sách các doanh nghiệp rủi ro được lựa chọn theo nguyên tắc
71
ưu tiên các doanh nghiệp có điểm rủi ro cao và các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực ngành, nghề đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra hoàn thuế, giúp cho việc rút ngắn thời gian và công sức cho cuộc kiểm tra.
+ Thống kê những rủi ro có thể xảy ra (những rủi ro phát sinh trong quá khứ cũng như các rủi ro chưa phát sinh) từ các nhân tố bên trong, bên ngoài và kết hợp với ứng dụng phân tích rủi ro của ngành, từ đó xây dựng và hoàn thiện các thủ tục quy trình quản lý rủi ro phù hợp với tình hình thực tế.
+ Tiến hành thảo luận, trao đổi góp ý kiến giữa các đội thuế để có thể phân tích các tác động của rủi ro và các giải pháp xử lý kịp thời.
- Bộ phận quản lý nhân sự cần nhận dạng rủi ro liên quan đến tình hình biến động nhân sự cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức; Cần giám sát xem xét mức độ hoàn thành công việc của công chức, từ đó phân bổ nhân sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị. Rà soát khả năng nghiệp vụ của một số cán bộ ở các bộ phận khác để bổ sung lực lượng cho cán bộ làm công tác hoàn thuế, kiểm tra theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu từng chức năng công việc, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với mô hình quản lý thuế hiện đại.