Kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 36)

2.3.1. Hoàn thuế Giá trị gia tăng

2.3.1.1. Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất về khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Thuật ngữ thuế giá trị gia tăng tiếng Anh là Value Added Tax (VAT), thường được dùng để chỉ một loại thuế gián thu, đánh vào việc sử dụng thu nhập, tức đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mà cụ thể là đánh vào hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Tại Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 qui định "Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn

25

giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện qui định".

Như vậy, Khấu trừ thuế GTGT là việc số thuế GTGT phải nộp được tính trên cơ sở số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào là một nội dung cơ bản và hết sức quan trọng của pháp luật về thuế GTGT. Theo quy định thì những doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Một doanh nghiệp muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cần đáp ứng một số điều kiện về hoá đơn chứng từ, thanh toán theo quy định. Cụ thể là cần phải có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Hơn nữa, đối với các hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị trên 20 triệu đồng còn phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Mặc dù những quy định về hóa đơn, chứng từ là cần thiết nhưng chủ yếu chỉ có ý nghĩa về mặt hạch toán kế toán hơn là khả năng chứng minh cơ sở, tính hợp lệ và nguồn gốc của hàng hóa đầu vào.

Thứ hai về hoàn thuế giá trị gia tăng:

Hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn, hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ về sử dụng số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kì tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.

Theo quy định thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế GTGT thuộc một trong các trường hợp quy định tại Luật thuế GTGT và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT. Theo đó, đối với cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý. Bên cạnh đó, trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. Đây là hai trường hợp hoàn thuế GTGT phổ biến; ngoài ra, cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động. Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng được hoàn thuế theo quy định.

Hiện nay, quy trình hoàn thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào đang thực hiện theo Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 nội dung về quy trình

26

hoàn thuế và Công văn số 3228/TCT-KK ngày 12/8/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại quy trình hoàn thuế 905 của Tổng cục Thuế; quản lý hoàn thuế GTGT thực hiện theo Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016. Các văn bản hướng dẫn về quy trình hoàn thuế, quản lý hoàn thuế được ban hành đã góp phần thực hiện được mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính và các quy định của Luật Quản lý thuế, của pháp luật thuế, hoàn thuế; giúp cơ quan thuế thực hiện kiểm tra hồ sơ theo quy trình và nội dung quy định. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rõ công tác giải quyết hồ sơ và cán bộ thuế là các yếu tố có vai trò quan trọng, vì vậy việc xây dựng HTKSRR vững mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc hoàn thuế GTGT là rất cần thiết.

2.3.1.2. Vai trò của hoàn thuế giá trị gia tăng.

Hoàn thuế là một đặc tính của Luật thuế GTGT. Thông qua việc thực hiện pháp luật thuế GTGT thì hoàn thuế GTGT đã thể hiện được những vai trò và ý nghĩa như sau:

Thứ nhất: Hoàn thuế GTGT thể hiện tính ưu việt, vượt trội của thuế GTGT so với thuế doanh thu. Hoàn thuế GTGT đã khắc phục nhược điểm đánh thuế trùng lặp giữa các khâu, đối với cùng một hàng hóa, dịch vụ hay cùng một chủ thể nộp thuế, từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng của thuế doanh thu.

Thứ hai: Hoàn thuế GTGT giữ vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm tính công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế.

Thứ ba: Hoàn thuế GTGT đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư: Hoàn thuế GTGT là động lực để doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ, chế độ kế toán.

2.3.2. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng và kiểm soát rủi ro trong quản lý thuế rủi ro trong quản lý thuế

- Luật thuế GTGT

- Các nghị định hướng dẫn luật thuế GTGT

- Các thông tư hướng dẫn nghị định về thuế GTGT

- Các thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế - Các công văn hướng dẫn về việc xử lý hoàn thuế GTGT có rủi ro cao (xem chi tiết tại Phụ lục 1)

27

2.3.3. Đặc điểm của kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. gia tăng.

Nhìn chung, hoạt động KSRR trong hoàn thuế GTGT có vai trò: - Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình.

- Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối phó với các rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu quản lý hoàn thuế.

- Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong quản lý hoàn thuế.

- Điều tiết, kiểm soát hoạt động hoàn thuế GTGT tuân thủ theo pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế GTGT và các văn bản quy định, quy trình quy chế nội bộ do Tổng cục Thuế, Cục Thuế ban hành (pháp chế). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa Kiểm tra nội bộ và bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra.

- Giúp đánh giá và khắc phục những bất cập cần bổ sung của hệ thống KSRR để ngăn chặn kịp thời rủi ro phát sinh, hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Dựa theo Báo cáo của COSO năm 2004 thì quản trị rủi ro trong công tác quản lý hoàn thuế cũng gồm 8 yếu tố cấu thành của KSRR. Tiếp cận theo lý thuyết về KSRR của của COSO năm 2004 giúp hệ thống hoá các nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát và đánh giá được vai trò của các nhân tố trong hiệu quả hoạt động KSRR trong khu vực công nói chung, và trong quản lý hoàn thuế GTGT nói riêng.

2.3.3.1. Nhân tố Môi trường kiểm soát.

Môi trường kiểm soát là nền tảng của KSRR, một môi trường kiểm soát hữu hiệu và hiệu quả sẽ giúp đạt được mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu của hoạt động quản lý hoàn thuế GTGT là đảm bảo hoàn thuế đúng trường hợp đúng đối tượng, xác định số tiền thuế được hoàn đúng quy định, khắc phục nhược điểm thu trùng lắp chồng chéo qua nhiều khâu từ kinh doanh đến tiêu dùng, và phát hiện ngăn chặn những hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền của Nhà nước thông qua việc khấu trừ và hoàn thuế GTGT.

CCT KV TU đã xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp. CCT KV TU là một đơn vị hành chính thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương, Tổng Cục Thuế, Bộ Tài Chính, CCT KV TU cũng như các CCT huyện, thị xã khác, thực hiện và quản lý cần phải có sự kết hợp với UBND cùng cấp và các cơ quan chức năng. Ngoài chịu sự quản lý hệ thống ngành còn có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các ngành, các cấp ủy và UBND các cấp. Vì vậy, lãnh đạo Chi cục Thuế luôn cân nhắc khi đưa ra chỉ đạo trong

28

thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, xác định được thái độ làm việc đúng đắn trong những tình huống phức tạp. Đối với những vấn đề vướng mắc liên quan đến chính sách thuế, lãnh đạo Chi cục Thuế xem xét những viện dẫn, kiến nghị của bộ phận tham mưu và các đội để từ đó đưa ra quyết định phù hợp với tình huống và tuân thủ quy định của pháp luật.

Người làm công tác hoàn thuế GTGT phải xác định mục tiêu phục vụ, đối tượng phục vụ chủ yếu của mình làm nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết công việc. Hoàn thuế GTGT là hoạt động đòi hỏi cán bộ thực hiện phải liêm chính, có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực phải đảm bảo. Ngoài ra, thời gian vừa quan CCT đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2351/QĐ-TCT ngày 11/12/2015 của Tổng Cục Thuế về việc ban hành Quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế một cửa tại CQT. Tại Chi cục Thuế, hầu hết cán bộ được phân giao công việc có đủ năng lực công tác, khi được tuyển dụng thì được phổ biến và được cập nhật thường xuyên về quy chế quy định của cơ quan. Trong thực thi công vụ thì có sự cam kết về đạo đức, tuân thủ quy trình công việc và có sự tự kiểm tra đối chiếu và giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện công việc.

2.3.3.2. Nhân tố Thiết lập các mục tiêu

Nhằm đảm bảo quản lý sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả đảm bảo phát triển xã hội của Ban Kinh tế Trung ương, trong đó có phương án về nguồn kinh phí chi hoàn thuế GTGT. Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế phân tích các trường hợp hoàn xuất khẩu, hoàn dự án đầu tư theo cơ cấu thuế GTGT đầu vào đã nhập khẩu và thuế GTGT phát sinh trên địa bàn đối với số thuế đã hoàn. Theo chỉ đạo của cấp trên Ban lãnh đạo CCT KV TU chú trọng chỉ đạo xây dựng mục tiêu hoàn thuế đúng đối tượng, đúng trường hợp, tính toán số thuế được hoàn đúng quy định, yêu cầu cán bộ phụ trách báo cáo định kỳ công tác hoàn thuế theo những chuyên mục của Tổng cục Thuế, nhằm đảm bảo tính hữu hiệu trong công tác quản lý thu thuế GTGT và hoàn thu.

Chi cục Thuế luôn chú trọng giải quyết hoàn thuế đúng trình tự và thời gian quy định từ khâu lập, gửi hồ sơ, tiếp nhận, phân loại hồ sơ; xác định số thuế được hoàn cũng như quy định về việc bù trừ số thuế được hoàn với số thuế còn nợ; đề xuất, thẩm định, giám sát hồ sơ hoàn thuế; ban hành quyết định hoàn thuế; chi hoàn thuế cho Người nộp thuế và công khai thông tin giải quyết hoàn thuế theo Quy trình hoàn thuế GTGT thực hiện theo Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011.

2.3.3.3. Nhân tố Nhận dạng rủi ro tiềm tàng.

Việc nhận dạng các rủi ro có thể ảnh hưởng đến quản lý hoàn thuế GTGT là một bộ phận quan trọng của KSRR. Luật quản lý thuế được ban hành đã xác

29

lập cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, hướng tới cơ chế quản lý thuế hiện đại. Nhận dạng rủi ro trong quản lý hoàn thuế được áp dụng ở các cấp ngành thuế như sau:

- Ở cấp độ Tổng cục Thuế: đã ban hành quy trình áp dụng quản lý rủi ro giúp phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Đồng thời, Tổng cục Thuế đã đưa ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro (TPR) vào công tác lập kế hoạch thanh kiểm tra đánh giá rủi ro các doanh nghiệp do các Cục, Chi cục thuế quản lý.

- Trong phạm vi địa bàn tỉnh Bình Dương, một số văn bản hướng dẫn đã được ban hành có nội dung về quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT, hệ thống hoá các rủi ro nguy cơ gian lận ảnh hưởng đến mục tiêu quản lý hoàn thuế GTGT. Những điều này phần nào giúp cán bộ thuế có thể nhận dạng được rủi ro khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

2.3.3.4. Nhân tố Đánh giá rủi ro.

Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đánh giá rủi ro. Nhằm hướng đến mục tiêu công khai, minh bạch trong hoạt động hoàn thuế, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động hoàn thuế trên địa bàn, CCT KV TU đã triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra thuế theo công văn số 6366/CT-TCCB ngày 02/7/2018 của Tổng cục Thuế. Theo đó, định kỳ hàng năm, trên cơ sở sử dụng ứng dụng Phân tích thông tin rủi ro của NNT, CCT KV TU thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế thống nhất trong toàn Chi cục. Việc lập, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm, kế hoạch kiểm tra theo chuyên để đảm bảo thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của CCT KV TU về công tác lập kế hoạch hoàn trước kiểm sau và kiểm trước hoàn sau. Các Đội Thuế nhận diện doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao về thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính và nhận diện doanh nghiệp tuân thủ thấp luật thuế tại điểm c khoản 3 Điều 16 Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của Bộ Tài chính.

Thực hiện công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng trong hoạt động hoàn thuế. Công tác hoàn thuế phải căn cứ vào hướng dẫn của Cục Thuế tỉnh Bình Dương và yêu cầu nhiệm vụ, công tác của CCT KV TU; xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện và đảm bảo tính khả thi. Khi tiến hành hoàn thuế phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; công khai, minh bạch, dân chủ theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, quy chế ngành. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thực hiện nghiêm túc việc giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng.

30

2.3.3.5. Nhân tố Phản ứng rủi ro.

Nhằm để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý hoàn thuế. Chi cục Thuế thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 36)