Giới thiệu khái quát về Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 53)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Nhằm đưa công tác quản lý thu thuế đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh vào nề nếp đúng chính sách đúng chế độ. Ngày 7/8/1990 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành Nghị định số 28/HĐBT về việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, thể hiện một bước sự phát triển và hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế, phù hợp với yêu cầu cải cách một cách căn bản hệ thống thuế nước ta. Hệ thống thu thuế được tổ chức thống nhất xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương chịu sự lãnh đạo của Chủ Tịch UBND huyện, thị, Thành phố và Cục thuế tỉnh.

Chi cục thuế Thị xã Tân Uyên trước đây có tên gọi là Chi cục thuế huyện Tân Uyên trực thuộc Cục thuế tỉnh Sông Bé (trước đây), nay là Cục thuế tỉnh Bình Dương, được thành lập theo Quyết định số 315/QĐ-TCCB ngày 28/8/1990 của Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/10/1990 trên cơ sở sát nhập 3 hệ thống thu gồm: phòng tài chính, ban thương nghiệp và ban nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, ngày 28/8/2019 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1677/QĐ-BTC hợp nhất các Chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương thành Chi cục Thuế khu vực. Cụ thể, hợp nhất Chi cục Thuế thị xã Tân Uyên, Chi cục Thuế huyện Bắc Tân Uyên và Chi cục Thuế huyện Phú Giáo thành Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên; trụ sở đặt tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Chi cục Thuế khu vực hoạt động chính thức vào ngày 7/10/2019. Tại các địa bàn không có trụ sở Chi cục thuế khu vực, sẽ tổ chức bộ phận "một cửa" để tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế trên địa bàn; số thu thuế vào ngân sách tại địa bàn không có có trụ sở chi cục thuế khu vực vẫn được theo dõi, hạch toán theo từng địa bàn.

Chi cục Thuế là một tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước, có tư cách pháp nhân công quyền, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho Bạc.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế

3.1.2.1. Chức năng

Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên là bộ máy chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương, đồng thời chịu sự lãnh đạo song trùng của Uỷ

42

Ban nhân dân cùng cấp, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác. Những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được thực hiện theo Quyết định số 110/2019/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, Thành phố.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên bộ máy nhân sự được chia thành ba bộ phận gồm:

+ Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Chi cục trưởng và 03 đồng chí Chi cục phó.

Ban lãnh đạo tổ chức thực hiện, chỉ đạo toàn bộ công nhân viên chức của Chi cục, quản lý tình hình thu thuế trên địa bàn thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo theo đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước và tăng cường các biện pháp tăng thu ngân sách, chống thất thu thuế và các biện pháp nghiệp vụ khác trong quản lý cụ thể.

Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục Trưởng Cục Thuế về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế; Chi cục phó chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.

+ Các đội tại nơi đặt trụ sở Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên: Đội Kê khai kế toán thuế và tin học, Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chi; Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT; Đội Trước bạ và thu khác; Đội kiểm tra nội bộ; Đội kiểm tra số 1; Đội kiểm tra thuế số 2; Đội kiểm tra thuế số 3; Đội liên phường, xã số 1; Đội liên phường, xã số 2; Đội liên phường, xã số 3.

+ Các đội tại huyện Bắc Tân Uyên, nơi không đặt trụ sở Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên: Bộ phận một cửa huyện Bắc Tân Uyên; Đội kiểm tra thuế số 2; Đội liên phường, xã số 4.

+ Các đội tại huyện Phú Giáo, nơi không đặt trụ sở Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên: Bộ phận một cửa huyện Phú Giáo; Đội kiểm tra thuế số 3; Đội liên phường, xã số 5.

49

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức các Đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

ĐỘI THUẾ LX SỐ 2 BPMC BẮC TÂN UYÊN ĐỘI KKT SỐ 2 ĐỘI THUẾ LX SỐ 4 PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG BPMC PHÚ GIÁO ĐỘI KKT SỐ 3 ĐỘI THUẾ LX SỐ 5 PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI TB – TK ĐỘI KK – KTT & TH ĐỘI KKT SỐ 1 ĐỘI THUẾ LX SỐ 1 ĐỘI THUẾ LX SỐ 3 ĐỘI HCHS – TV - AC ĐỘI TTHT - NVDT ĐỘI QLN, THNV DT PC ĐỘI TTNB, CCN & QLNT Phối hợp Chỉ đạo Báo cáo

50

3.1.4. Nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

Căn cứ vào Quyết định số 245/QĐ-TCT ban hành ngày 25/3/2019 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế; căn cứ vào tổ chức bộ máy và tình hình nhân sự thực tế tại đơn vị Lãnh đạo CCT KV TU có sự phân công nhiệm vụ cho các Đội thuế trực thuộc nhiệm vụ cụ thể (chi tiết được trình bày trong phụ lục 3)

3.1.5. Cơ cấu nhân sự tại các đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên

(Phụ lục 4)

Nhân sự của CCT KV TU phụ thuộc vào quyết định của Cục Thuế Bình Dương. Hàng năm, Chi cục Thuế sẽ căn cứ vào tình hình thực tế tại Chi cục, sự biến động nhu cầu nhân sự còn thiếu để đề xuất số lượng biên chế cần bổ sung lên Cục Thuế. Cục Thuế quyết định chỉ tiêu nhân sự đối với các Chi cục Thuế của tất cả các huyện, thị căn cứ vào số thu từng địa bàn, chỉ tiêu đề xuất của các Chi cục, mục tiêu và kế hoạch nhân sự theo từng năm.

Cơ cấu nhân sự của CCT KV TU bao gồm: công chức và cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP.

Tổng số công chức hiện đang công tác tại CCT KV TU tính đến thời điểm tháng 12/2020 là 94 người, trong đó: biên chế 84 người, hợp đồng 68/CP 10 người, được bố trí công tác tại 16 đội.

Bảng 3.1: : Thống kê số lượng cán bộ công chức theo chức năng

STT Bộ phận làm việc Số người Tỷ lệ (%)

1 Tuyên truyền & Hỗ trợ NNT 5 5,32

2 Kê khai & Kế toán thuế 11 11,70

3 Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế 3 3,19

4 Thanh- Kiểm tra 17 18,09

5 Khác 58 61,70

Tồng cộng 94 100

(Nguồn: Đội HC-NS-TV-QT-AC)

3.2. Thực trạng công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng của Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020 Thuế Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020

3.2.1. Đặc điểm quy trình hoàn thuế

Công tác quản lý hoàn thuế GTGT thực hiện theo Thông tư số 99/2016/TT- BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính nội dung hướng dẫn về quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng; Công văn số 3416/TCT-KK ngày 01/8/2016 của Tổng cục Thuế chỉ đạo về việc phân công nhiệm vụ giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định tại Thông tư số 99/2016/TT-BTC; Công văn 4670/TCT-KK ngày 10/10/2016 của Tổng cục Thuế về việc thực hiện quản lý chi hoàn thuế GTGT theo công văn số

51

13804/BTC-TCT. Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/05/2021 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Quy trình hoàn thuế GTGT thực hiện theo Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 và Công văn số 3228/TCT-KK ngày 12/8/2014 của Tổng cục Thuế. Quy định thành phần hồ sơ, lệ phí (nếu có), trình tự, cách thức và thời gian giải quyết hồ sơ hành chính của cơ quan theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Bảng 3.2: : Quy trình hoàn thuế trước kiểm tra sau và kiểm tra trước hoàn thuế sau tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên.(Phụ lục 5).

Các văn bản pháp luật này quy định các nội dung liên quan quy trình giải quyết hoàn thuế GTGT từ khâu lập, gửi hồ sơ, tiếp nhận, phân loại hồ sơ; Xác định số thuế được hoàn cũng như quy định về việc bù trừ số thuế được hoàn với số thuế còn nợ; Đề xuất, thẩm định, giám sát hồ sơ hoàn thuế; Ban hành quyết định hoàn thuế; Chi hoàn thuế cho Người nộp thuế và công khai thông tin giải quyết hoàn thuế. Trong đó có một số điểm mới so với trước đây:

Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế: người nộp thuế có thể lựa chọn hình thức nộp hồ

sơ hoàn thuế qua đường bưu chính, nộp trực tiếp tại bộ phận “một cửa” tại Chi cục Thuế hoặc nộp qua giao dịch điện tử. Hiện nay, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoàn thuế, từ ngày 01/5/2017, việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT được thực hiện bằng phương thức điện tử được áp dụng trong cả nước theo Quyết định 710/QD-BTC tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức điện tử. Theo đó, người nộp thuế có thể gửi hồ sơ cho cơ quan thuế, nhận thông báo về việc xác nhận nộp và thời gian trả kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Giải trình, bổ sung thông tin tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Đối với các hồ sơ gửi điện tử thì quyết định hoàn thuế cũng được cơ quan thuế gửi cho Người nộp thuế theo đường điện tử.

Giải trình bổ sung thông tin: Có quy định cụ thể trường hợp thông tin liên

quan đến xác định số thuế giá trị gia tăng được hoàn thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước đã có quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác với cơ quan thuế thì cơ quan thuế không được yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.

Công khai thông tin giải quyết hoàn thuế: Cơ quan thuế công khai trên

Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về từng thời điểm liên quan đến quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến việc giải trình, bổ sung và ban hành thông báo, quyết định giải quyết hoàn thuế; đồng thời quy định người nộp thuế thực hiện hoàn thuế điện tử được tra cứu thông tin về việc giải quyết hoàn thuế của cơ quan thuế.

52

3.2.2. Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng của Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020 Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020

Số liệu được trích dẫn từ Báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018 đến năm 2020; Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019 đến năm 2021 của CCT KV TU. Dựa trên số liệu thu thập liên quan tình hình xử lý hồ sơ hoàn thuế qua từng năm, tác giả đã thống kê và đưa ra Bảng số liệu 3.3. Bảng số liệu mô tả số lượng hồ sơ và số tiền thuế GTGT tồn đầu năm, tiếp nhận trong năm, đã giải quyết hoàn thuế, trong đó bao gồm hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau và hoàn thuế sau kiểm tra trước, tồn cuối năm của 3 năm 2018, 2019, 2020.

Bảng 3.3: Công tác hoàn thuế GTGT giai đoạn từ 2018-2020

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

NỘI DUNG

NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 Tỷ lệ năm 2019/2018

Tỷ lệ năm 2020/2019 SL

(bộ) Số tiền (bộ) SL Số tiền (bộ) SL Số tiền

SL Số tiền SL Số tiền Tồn đầu năm 29 78,878 19 49,726 12 56,226 66% 63% 63% 113% Tiếp nhận 259 656,361 339 1,059,924 421 1,358,034 131% 161% 124% 128% Giải quyết 269 635,138 346 969,831 432 1,289,941 129% 153% 125% 133% Hoàn trước kiểm 214 512,879 263 762,002 334 1,032,003 123% 149% 127% 135% Hoàn sau kiểm 55 122,259 83 207,829 97 257,938 151% 170% 117% 124% Tồn cuối năm 19 49,726 12 56,226 1 4,037 63% 113% 8% 7%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018-2020, Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019-2021 của Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên.

Từ bảng số liệu có thể đưa ra nhận xét là trong giai đoạn 2018-2020, bình quân mỗi năm các đội chức năng thuộc CCT KV TU tiếp nhận 340 hồ sơ hoàn thuế GTGT là khá nhiều đối với một Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Bình Dương. Số lượng hồ sơ hoàn thuế tăng trung bình 27% mỗi năm. Số lượng hồ sơ đã giải quyết hoàn thuế GTGT qua từng năm bình quân là 349 hồ sơ, đạt 102.6% số lượng hồ sơ tiếp nhận mới.

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2018, CCT KV TU đã thực hiện hoàn thuế GTGT cho 269 hồ sơ. Đến năm 2019, số lượng hồ sơ được hoàn là 346 hồ sơ, tăng 29% và đến năm 2020 số lượng hồ sơ được hoàn là 432 hồ sơ, tăng 25% so với năm 2019 nhưng vẫn ít hơn 4% so với năm 2018, với số tiền thực tế hoàn cho DN trong các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 635,138 triệu đồng, 969,831 triệu đồng và 1,289,941 triệu đồng. Số tiền thuế GTGT đã được hoàn có sự biến động

53

tăng qua các năm với số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn. Số tiền thuế không đủ điều kiện hoàn có sự biến động, cụ thể số tiền thuế không đủ điều kiện hoàn lần lượt qua các năm 2018, 2019 và 2020 là 100,101 triệu đồng, 139,819 triệu đồng, 124,319 triệu đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa số tiền các DN đề nghị hoàn với số thực tế được hoàn là do có tồn tại những sai phạm về hồ sơ hoàn thuế, về đối tượng hoàn thuế và về hóa đơn chứng từ bị phát hiện sau quá trình kiểm tra của CQT dẫn đến làm giảm số thuế được hoàn, DN cố tình làm sai sổ sách để tăng số thuế GTGT được hoàn. Số liệu tồn cuối năm cũng có xu hướng giảm trong thời gian này, năm 2018 là (19 hồ sơ), năm 2019 (12 hồ sơ), năm 2020 (1 hồ sơ).

Trong số lượng hồ sơ giải quyết, số lượng hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau chiếm số lượng lớn, trung bình chiếm 79% số lượng hồ sơ giải quyết trong kỳ, số tiền thuế GTGT trong hoàn thuế trước kiểm tra sau cũng chiếm trung bình khoảng 79,8% số tiền thuế giải quyết hoàn trong kỳ. Công tác kiểm soát rủi ro trong việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được đội Kê khai – Kế toán thuế thực hiện theo đúng tiêu chí quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các quy định hiện hành. Căn cứ kết quả phân loại rủi ro, cán bộ phân loại hồ sơ hoàn thuế đảm bảo phân loại đúng đối tượng hoàn trước kiểm tra sau và hoàn thuế sau kiểm tra

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)